An Giang: Chợ tầm vông Bảy Núi
An Giang: Nâng tầm giá trị sản phẩm nông nghiệp |
An Giang tập trung cho chuyển đổi số |
Ghe chở tầm vông của thương buôn chuẩn bị xuất bến
Chợ không bảng hiệu
Mờ sáng, tiết trời Bảy Núi còn đang ngáy ngủ, những tiểu thương đã vội vã chạy ghe đến thu mua tầm vông. Từ lâu, chợ “độc lạ” này vẫn hoạt động náo nhiệt, bởi tiếng trả giá, tiếng cười nói huyên thuyên giữa tiểu thương và nhà vườn. Bước xuống mé kênh, hàng loạt chiếc ghe chành mũi đỏ đậu kẹo nẹo chờ chở tầm vông. Ngồi bệt trên đê, anh Chau Sóc ăn vội gói xôi vò đường cát lót dạ, để chuẩn bị khuân vác thuê tầm vông xuống ghe cho tiểu thương.
Mặc dù chợ tầm vông không bảng hiệu, nhưng được thương buôn khắp nơi đổ xô về đây tấp nập. Gặp anh Hậu (45 tuổi, quê ở tỉnh Sóc Trăng) đang tỉ mẩn lựa từng cây tầm vông phân loại, rồi chất xuống ghe để kịp rời bến trong buổi chiều tà. Tính đến nay, anh Hậu đã bén duyên với nghề buôn tầm vông ngót nghét 20 năm. Ngày trước, anh là tay thương buôn lá dừa nước lợp nhà nổi tiếng khắp miền Tây. Sau này, việc buôn bán lá dừa nước ế ẩm, anh Hậu chuyển qua nghề buôn tầm vông tới bây giờ.
“Ông già tôi chuyên đi ghe đếm lá dừa chở bán các tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, rồi lên tận vùng Bảy Núi bán cho người ta lợp nhà. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu dùng lá lợp nhà không còn thịnh như trước, nhiều thương buôn giải nghệ. Bắt nhịp nhu cầu bà con miệt dưới chuộng cây tầm vông dùng trong sinh hoạt gia đình, tôi chuyển sang nghề buôn tầm vông tại vùng Bảy Núi” - anh Hậu trần tình.
Giải quyết việc làm tại chỗ
Thổ nhưỡng vùng Bảy Núi coi vậy mà khắc nghiệt, chịu 6 tháng nắng ròng rã. Buổi sáng rất mát dịu, ai cũng hít thở khí hậu trong lành. Nhưng khi đứng bóng, trời rắc nắng, hanh hao rất khó chịu. Mùa này, các triền núi khô cằn, nhiều cây rừng rụng lá trơ trọi do thiếu nước. Tuy nhiên, cây tầm vông lại thích nghi với vùng đất cát núi, phát triển tốt, ít tốn công chăm sóc. Nhờ vậy, bà con đã ứng dụng mô hình trồng tầm vông bất cứ nơi đâu trên mảnh đất núi. Ngang qua Bụng Ông Địa, rồi đến Ô Tà Sóc, đâu đâu cũng bắt gặp rừng tầm vông trải dài, trông như cảnh vật trong phim cổ trang.
Ghé dưới chân đồi Ma Thiên Lãnh, gặp người dân đang thu hoạch tầm vông bán cho thương lái. Giữa trưa nắng gắt, chúng tôi tiếp tục men theo con lộ nhựa chạy thẳng về thị trấn Ba Chúc (
huyện Tri Tôn
). Dưới chân núi Dài, núi Tượng, tầm vông được người dân trồng quanh nhà, kiếm thêm thu nhập. Thỉnh thoảng bắt gặp xe công nông chở tầm vông xuống chợ bán.
Cây tầm vông không chỉ là nguồn thu nhập của nhà vườn Bảy Núi mà còn giải quyết công ăn, việc làm đối với số đông lao động Khmer nhàn rỗi ở địa phương, với các công việc chặt, uốn, chở, vác tầm vông xuống ghe. Anh Chau Sóc chuyên uốn tầm vông, mỗi ngày “nướng” hơn 900 cây tầm vông, thu nhập 450.000 đồng, có tiền dư dả trang trải trong dịp Tết.
Anh Chau Khươn ở xã Lương Phi (huyện Tri Tôn) cho hay, mỗi ngày tại chợ tầm vông này có hơn 20 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer vác thuê tầm vông. Nhân công chất tầm vông xuống ghe nhận tiền công 500 đồng/cây, bình quân mỗi người thu nhập 400.000 - 500.000 đồng/ngày. Hoạt động mua bán tầm vông diễn ra 10 tháng, giải quyết việc làm số đông lao động ở địa phương.
Thương buôn miệt dưới
Từ xã Lương Phi lên thị trấn Ba Chúc, 2 bên con lộ có nhiều bãi tầm vông lớn đang hoạt động hết công suất để kịp giao những chuyến hàng cuối năm. Mỗi vựa tiêu thụ trên 30.000 cây tầm vông. Nhiều nhân công đang hì hục đốt lò dưới cái nắng để uốn tầm vông.
Cây tầm vông uốn thẳng thớm sẽ được chủ vựa trả công 500 đồng, bình quân một người uốn 1.000 cây tầm vông/ngày, thu nhập ngót nghét 500.000 đồng. Ông Được (chủ vựa tầm vông) nói rằng, mùa này bà con ở núi Dài đang vào vụ thu hoạch tầm vông. Mỗi ngày, vựa của ông Được thu mua trên 3.000 cây tầm vông mang về uốn cho thẳng rồi vận chuyển xuống chợ bán.
Cái chợ tầm vông ở kênh Bến Xã toàn thương buôn miệt dưới lên thu gom tầm vông. Cây tầm vông sinh trưởng ở vùng khắc nghiệt nên thân rất chắc, dẻo dai. Khi được uốn xong, tầm vông có thể dùng làm nhiều vật dụng, như: Sào, cầu thang, cột, kèo… rất hiệu quả.
Chị Nguyễn Thị Thùy Trang (43 tuổi, quê tỉnh Bạc Liêu), có 20 năm theo nghề buôn tầm vông cho rằng, cây tầm vông tốt nhất phải kể đến vùng triền núi Dài. Bà con miệt dưới rất chuộng cây tầm vông nơi đây sử dụng cất trại, cắm cọc, cắm đường ven nuôi tôm… Bởi, cây tầm vông vùng Bảy Núi rất chất lượng, ít bị mối mọt ăn.
Chị Trang nhớ lại, ngày trước, con kênh Bến Xã chỉ vài ba ghe mũi đỏ miệt dưới lên thu mua tầm vông. Dần dà tăng lên vài chục chiếc, riết nơi đây tạo thành một cái chợ thu mua tầm vông.
Chỉ tay về đứa con trai lớn vừa tròn 20 tuổi, chị Trang bộc bạch: “Thằng con trai lớn bao nhiêu tuổi thì ngần ấy thời gian vợ chồng tôi theo cái nghề buôn tầm vông. Mỗi chuyến đi, chiếc ghe của tôi chở trên 9.000 cây tầm vông các loại. Tầm vông loại tốt giá 15.000 đồng/cây, loại nhỏ hơn 10.000 đồng/cây, loại nhỏ nhất 5.000 đồng/cây. Khi vận chuyển về bán cho các vựa miệt dưới, bỏ sở hụi kiếm 5 - 6 triệu đồng/chuyến, thu nhập khá ổn định”.
Từ lâu, khu vực núi Dài được xem là “thủ phủ” của vùng đất trồng tầm vông. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lương Phi Trần Thanh Liêm cho biết, địa phương có hơn 100 hộ trồng tầm vông, với diện tích khoảng 80ha. Những năm qua, nhờ cây tầm vông, nhiều bà con đã thoát nghèo, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Tầm vông đã trở thành loài cây đặc hữu, mang giá trị kinh tế cao ở vùng Bảy Núi. Nhiều thương buôn bờ kênh Bến Xã nườm nượp, rồi hình thành cái chợ tầm vông độc nhất miền Tây. |
Nguồn:Chợ tầm vông Bảy Núi
Hoàng Mỹ
baoangiang.com.vn
-
Đỗ Mỹ Linh vướng nghi vấn đang mang bầu lần 2 nhưng vẫn quyết giữ một thói quen?
-
Ruben Amorim tiết lộ lối chơi mới của Man United
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững