An Giang: Du lịch thông minh góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số của tỉnh
An Giang: Về đầu nguồn biên giới xem đẩy dồn bắt cá linh |
An Giang: Gỡ khó để phát huy sản phẩm OCOP |
Du lịch thông minh là hoạt động du lịch được xây dựng trên nền tảng của công nghệ thông tin và truyền thông, giúp cho sự tương tác, kết nối chặt chẽ giữa nhà quản lý, doanh nghiệp và khách du lịch, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách đồng thời giúp cho việc quản lý thuận tiện, hiệu quả hơn. Với tiềm năng thế mạnh sẵn có, An Giang đang nỗ lực xây dựng Hệ thống du lịch thông minh checkinangiang.vn, thuộc khung Đề án “An Giang điện tử” giai đoạn 2019-2025 , định hướng 2030.
Trong đó, giải pháp trước tiên là xây dựng cơ sở dữ liệu cho du lịch thông minh. Cơ sở dữ liệu này cần được xây dựng một cách đầy đủ, chính xác và cập nhật thường xuyên, bao gồm thông tin về các điểm tham quan, dịch vụ du lịch, giá cả, phương tiện di chuyển để du khách tiếp cận.
Đây là địa chỉ để cơ quan quản lý Nhà nước giám sát, điều hành, tương tác với các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch; các doanh nghiệp du lịch tăng cường liên kết, kết nối, hình thành nên các tour tuyến mới; các đối tượng khách du lịch tiềm năng của An Giang có cơ hội tìm hiểu về những nét đẹp độc đáo, đặc trưng”.
An Giang đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong du lịch
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, xúc tiến du lịch cũng là giải pháp quan trọng để phát triển du lịch thương mại của tỉnh. Ngành du lịch An Giang có thể ứng dụng các công nghệ thông tin để quản lý, quảng bá hình ảnh điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch của mình, như: Kết nối du khách thông qua hành trình trước, trong và sau chuyến đi; áp dụng triệt để các công nghệ 4.0 trong ngành du lịch để tăng cường tương tác, trải nghiệm, khám phá của du khách. Xây dựng cổng thông tin và ứng dụng du lịch thông minh hỗ trợ du khách; tăng cường tiện ích, tối ưu hoạt động cho cơ quan quản lý Nhà nướ; xây dựng và hình thành cơ sở dữ liệu du lịch tập trung của tỉnh đáp ứng các nhu cầu kết nối, tích hợp với các hệ thống khác và kết nối, liên thông dữ liệu với các cơ quan quản lý khác, như: Quản lý lưu trú, quản lý thuế…
Cùng với đó, việc ứng dụng du lịch thực tế ảo cũng là giải pháp quan trọng hiện nay. Các doanh nghiệp du lịch An Giang có thể ứng dụng các công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, nâng cao trải nghiệm của du khách. Du lịch không chạm được triển khai đồng thời với hoạt động cổng thông tin du lịch checkinangiang, du lịch không chạm (no-touch travel) là xu hướng thời hậu COVID-19, với nguyên tắc: Hạn chế tiếp xúc giữa người với người, giữa người với các vật dụng, ưu tiên sử dụng những thiết bị và công nghệ tự động hóa.
Hiện nay, An Giang đã bước đầu tiếp cận du lịch không chạm từ việc tổ chức các kỳ triển lãm ảo tăng cường (AVR) và một công nghệ đã được triển khai, như: Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), giúp du khách trải nghiệm các điểm tham quan du lịch một cách chân thực và sống động; công nghệ chatbot giúp du khách đặt phòng, đặt vé, tư vấn thông tin du lịch một cách dễ dàng và nhanh chóng; công nghệ Big data giúp các doanh nghiệp du lịch phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả….
Những năm qua, ngành du lịch An Giang cũng đang thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà cung cấp công nghệ. Có thể thấy, trong xu thế chung, ngành du lịch đang chủ động chuyển đổi số, tiếp cận và tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phát huy lợi ích của công nghệ số, tiến tới hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh gắn kết các chủ thể từ khách du lịch, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý Nhà nước. Đây là một quá trình chuyển đổi tư duy, cách thức hoạt động của ngành du lịch, đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ và nguồn lực, đặc biệt là sự tham gia tích cực của các bên liên quan.
Dù đã có những nỗ lực trong việc áp dụng chuyển đổi số vào du lịch, nhưng An Giang vẫn đối mặt với nhiều thách thức như thiếu nguồn nhân lực tài chính, và công nghệ, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số doanh nghiệp du lịch An Giang chưa hiểu rõ về chuyển đổi số và chưa có kế hoạch chuyển đổi số cụ thể. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp du lịch An Giang bỏ lỡ cơ hội phát triển… Do đó, cần phải có thêm giải pháp hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ứng dụng chuyển đổi số vào phát triển du lịch.
Theo sự phát triển của xã hội, chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu của ngành du lịch. Do đó, ngành du lịch An Giang cần tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều khách du lịch hơn và phát triển bền vững. Việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số trong du lịch An Giang sẽ giúp tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút nhiều du khách hơn và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn: Du lịch thông minh góp phần thúc đẩy Chương trình chuyển đổi số của tỉnh An Giang
Đức Phong
baoangiang.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững