An Giang: Phát triển kinh tế gia đình từ chế biến khô
An Giang: Trở lại búng Bình Thiên |
An Giang: Kinh tế - xã hội tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực |
Chế biến khô đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm |
Quy trình đảm bảo an toàn
Có mặt trên thị trường cách đây khoảng 10 năm, các sản phẩm khô của hộ SXKD khô Quốc Dũng ngày càng khẳng định vị trí trên thị trường. Anh Nguyễn Quốc Dũng (người đại diện) cho biết, ngày trước, gia đình chỉ sản xuất khô cá sặc bổi và khô cá lóc. Đây là những loại khô truyền thống của địa phương.
Dần dần, theo nhu cầu thị trường, anh Dũng tìm tòi, nghiên cứu, sản xuất thêm từ các loại cá sông khác, như: Cá chạch, cá trèn, cá kết… “Hiện nay, chúng tôi chế biến, cung ứng ra thị trường khoảng 20 loại khô. Ngoài khô đặc trưng của địa phương, gia đình nhập thêm các loại khô biển, như: Khô mực, khô cá đù, tôm khô… để đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng” - anh Dũng chia sẻ.
Để sản xuất ra sản phẩm khô chất lượng, khâu lựa chọn, chuẩn bị nguyên liệu là quan trọng nhất. Anh Dũng cho biết, đối với các loại cá sặc bổi và cá lóc, nguyên liệu được mua từ các cơ sở uy tín trong và ngoài địa phương. Đối với các loại cá sông, được thu mua từ những người dân đánh bắt ngoài tự nhiên, đảm bảo tươi ngon. Nhờ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng, nên sau khi phơi, thịt cá sẽ dai, ngon ngọt và có mùi thơm đặc trưng tự nhiên.
Anh Dũng cho biết thêm, thủy sản được người dân, cơ sở làm sẵn, nên gia đình đỡ tốn công sức, chi phí trong công đoạn sơ chế. Cá sau đó được rửa sạch, tẩm ướp gia vị theo công thức riêng của gia đình rồi tiến hành phơi khô. Công đoạn này khá khó khăn, bởi nguyên liệu pha trộn, tẩm ướp phải đảm bảo vừa ăn. Nếu ướp muối quá mặn, cá khô sẽ không có chất lượng, nhưng nếu muối nhạt thì sản phẩm sẽ bị ẩm mốc, không bảo quản được lâu.
Một trong những yếu tố khác quyết định đến chất lượng khô là phơi nắng. Cá được phơi trên sân thượng từ 1 - 3 ngày, tùy theo chủng loại. Nhờ phơi ngoài trời nắng tự nhiên, nên giữ được hương vị đặc trưng của các loại thủy sản.
Anh Dũng cho biết, khô được phơi trên sân thượng, nên ruồi không thể tiếp cận được. Nhờ vậy, trong quá trình phơi, gia đình anh không sử dụng thêm các loại “phụ liệu” khác. Từ đó, chất lượng khô được đảm bảo và an toàn cho người sử dụng. “Sau khi đủ nắng, khô sẽ được đưa vào kho lạnh. Sau đó đóng gói, hút chân không để thời gian bảo quản được dài hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm” - anh Dũng chia sẻ.
Thị trường tiêu thụ ổn định
Hiện nay, các sản phẩm khô của anh Dũng được tiêu thụ rộng khắp vùng ĐBSCL. Nhờ đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, nên các sản phẩm khô của gia đình anh Dũng có chỗ đứng trên thị trường.
Theo anh Dũng, sản phẩm cá khô được khách hàng đặt mua quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm cận Tết Nguyên đán, sức tiêu thụ mạnh nhất. Vì vậy, gia đình anh Dũng phải sản xuất liên tục mới đủ lượng cá khô đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các loại khô có giá cạnh tranh, dao động từ 160.000 - 300.000 đồng/kg tùy theo sản phẩm, thời điểm…
“Trong các loại khô được chế biến, thì khô cá chạch, cá trèn, cá kết được người tiêu dùng ưa chuộng nhất. Do đó, hễ đến mùa, người dân địa phương đánh bắt được là gia đình tôi thu mua hết để làm khô, đảm bảo nguồn cung cho thị trường” - anh Dũng chia sẻ thêm.
Anh Dũng cho biết, trong quá trình hoạt động, cơ sở gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với nỗ lực phấn đấu của bản thân, cộng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về giấy tờ, thủ tục; hỗ trợ quảng bá sản phẩm qua các kỳ hội chợ, triển lãm… nên thị trường ngày càng mở rộng. Không chỉ phát triển kinh tế, hộ SXKD của anh Dũng còn tạo việc làm ổn định cho một số lao động thời vụ ở nông thôn, với mức thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/tháng.
Nhờ chú trọng chất lượng sản phẩm, các loại khô của hộ SXKD Quốc Dũng đã và đang có chỗ đứng trên thị trường. Với việc sản xuất các loại khô cá sông, gia đình anh Nguyễn Quốc Dũng còn góp phần nâng cao giá trị thủy sản được xem là đặc sản đầu nguồn của TX. Tân Châu.
Nguồn: Phát triển kinh tế gia đình từ chế biến khô
Đức Toàn
baoangiang.com.vn
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027