An Giang: Phát triển mô hình nông nghiệp đô thị
An Giang: Phát triển du lịch Mỹ Hòa Hưng |
An Giang: Thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa mặt trận tỉnh An Giang và tỉnh Kandal, Takeo |
Điểm nhấn giữa khu dân cư
Sở hữu hơn 1.000m2 đất ở đường số 12, khu dân cư làng giáo viên đại học (khóm Tây Huề 1, phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên), do chưa có nhu cầu xây nhà, anh Đoàn Văn Phụng quyết định triển khai mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng. Qua tìm hiểu và học hỏi nhiều nơi, anh Phụng chọn giống dưa lưới vàng Huỳnh Long để canh tác. Theo lời anh, đây là giống dưa lưới có nguồn gốc từ Malaysia, điều kiện khí hậu có nhiều nắng như ở An Giang giúp cây phát triển tốt hơn, đảm bảo chất lượng trái.
“Dưa lưới vàng Huỳnh Long có bề ngoài hình bầu dục, trái non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng rất bắt mắt và có vân lưới nhẹ. Dưa có thịt dày màu vàng cam, có hương thơm đặc trưng, độ ngọt cao, giòn và nhiều nước, chứ không giòn khô như các loại dưa lưới thông thường nên được người tiêu dùng ưa chuộng” - anh Phụng đánh giá.
Theo các nghiên cứu gần đây, dưa lưới có công dụng tốt đối với sức khỏe. Dưa lưới cung cấp nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin E và axit folic, là những chất chống ô-xy hóa quan trọng trong quá trình trao đổi chất, phòng, chống ung thư và tăng cường hoạt động miễn dịch cho cơ thể. Dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón.
Nước ép dưa lưới có thể làm giảm tình trạng khó thở, cải thiện giấc ngủ và giảm sự mệt mỏi. Do chứa hàm lượng folic cao nên dưa lưới rất tốt cho phụ nữ mang thai, giúp bào thai khỏe mạnh; giúp ngăn ngừa loãng xương, hạ huyết áp và chứng chuột rút ở chân…
Nhờ những tác dụng tốt cho sức khỏe, chất lượng trái thơm ngon nên từ trước khi xuống giống, vườn dưa lưới của anh Đoàn Văn Phụng được 1 doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, trong thời gian dưa lưới cho trái, anh Phụng còn tạo điều kiện cho người dân, học sinh vào tham quan, trải nghiệm. Ai có nhu cầu có thể mua vài trái về thưởng thức. Vườn dưa của anh trở thành điểm nhấn khá thú vị giữa lòng đô thị Long Xuyên.
Làm chơi ăn thiệt
Vốn không phải là nông dân, anh Đoàn Văn Phụng đến với vườn dưa lưới như một trải nghiệm mới, như một cách thư giãn sau công việc. Để không mất nhiều thời gian cho “nghề tay trái”, anh tận dụng tối đa ứng dụng công nghệ vào mô hình nông nghiệp đô thị này.
Toàn bộ khâu thiết kế nhà màng, lắp đặt đường ống nước, thiết bị tưới nhỏ giọt, thiết bị điều khiển, anh đều đặt hàng thực hiện bởi Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông nghiệp 0207 (số 28 Ngô Thời Sĩ, khóm Tân Phú, phường Mỹ Quý, TP. Long Xuyên), đơn vị chuyên tư vấn và thiết kế, thi công lắp đặt nhà kính, nhà màng, nhà lưới nông nghiệp kỹ thuật cao.
“Vốn đầu tư ban đầu khá lớn (khoảng 500 triệu đồng) nhưng hiệu suất sử dụng liên tục được khoảng 5 năm, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Sau thời gian 5 năm, mình tái đầu tư lại màng lưới, đi lại đường ống, gắn béc tưới… khoảng 50 triệu đồng là có thể sử dụng tiếp.
Toàn bộ chất dinh dưỡng cho cây được trộn sẵn trong bồn, hòa tự động theo đúng liều lượng vào hệ thống đường ống tưới. Hệ thống điều khiển tưới, kiểm soát vườn dưa được tích hợp trong ứng dụng di động, dù đang ở đâu đều có thể theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, ra lệnh tưới cho vườn, không mất thời gian của mình” - anh Phụng chia sẻ.
Vụ dưa lưới vừa rồi, anh Phụng trồng 2.700 gốc dưa trong giá thể, mỗi gốc chỉ chừa lại 1 trái để dưa phát triển tốt nhất. Nhờ gieo giống trước trong giá thể nên thời gian từ lúc đưa cây giống vào nhà màng cho đến thu hoạch được rút ngắn còn khoảng 2,5 tháng; 1 năm có thể canh tác 4 vụ.
“Dưa lưới không phù hợp với ẩm thấp nên vào mùa mưa, không trồng cây cặp theo xung quanh màng lưới, mà chỉ tập trung bên trong; mùa nắng có thể trồng lượng cây giống nhiều hơn. Tôi tận dụng cát đen trong xây dựng để đưa vào chậu giá thể nên cũng không tốn nhiều chi phí. Mô hình này phù hợp diện tích 1.000-2.000m2 hoặc rộng hơn, không mất nhiều thời gian nên mình vẫn có thể làm việc khác bình thường” - anh Phụng nhấn mạnh.
Với diện tích 1.000m2, vụ dưa lưới vừa qua, anh Đoàn Văn Phụng bán được 85 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư giống, nước, dinh dưỡng, nhân công… 40 triệu đồng, anh còn lời khoảng 45 triệu đồng. Mỗi năm canh tác được 4 vụ, lợi nhuận từ 180-200 triệu đồng. Theo tính toán, khoảng 2,5-3 năm là anh hoàn lại chi phí đầu tư ban đầu. |
Nguồn: Phát triển mô hình nông nghiệp đô thị
NGÔ CHUẨN
baoangiang.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024