Bến Tre: Đảm bảo nguồn nước cho hai Nhà máy nước Sơn Đông và An Hiệp
Bến Tre: Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam kiểm tra tiến độ xây dựng dự án cầu Rạch Miễu 2 |
Bến Tre: Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Mỏ Cày |
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam khảo sát tình hình cấp nước tại Nhà máy nước Sơn Đông, TP. Bến Tre.
Tình hình hai nhà máy
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre, tại NMN Sơn Đông đang khai thác nguồn nước thô từ kênh Sông Mã thông qua kênh Thanh Bình và một phần của rạch Bến Rớ thông qua Trạm bơm nước thô Cái Cỏ, với công suất xử lý 31.900m3/ngày đêm. Khi độ mặn nước sông Hàm Luông tăng cao, tiến hành đóng cống Sông Mã để ngăn mặn và lấy nước ngọt từ sông Ba Lai để bổ sung nguồn nước cho túi nước ngọt Sông Mã. Hiện tại, mỗi ngày, NMN Sơn Đông vận hành chế độ tăng cường sản xuất và cung cấp khoảng 37.200m3/ngày đêm. Nước qua xử lý, có độ mặn dao động từ 0,08 - 0,27%o nằm trong giới hạn cho phép về độ mặn theo quy định.
Đối với NMN An Hiệp, hiện đang khai thác nguồn nước thô từ rạch Bến Rớ, thông qua Trạm bơm nước thô Cái Cỏ bơm về NMN An Hiệp để xử lý, với công suất khai thác 15 ngàn m3/ngày đêm. Khi ảnh hưởng xâm nhập mặn nhà máy chạy tăng cường nâng công suất xử lý lên 20 ngàn m3/ngày đêm.
Từ ngày 6 đến 14-3-2023, độ mặn tại Trạm bơm nước thô Cái Cỏ có thời điểm tăng đến 0,8%o vượt quy chuẩn cho phép. Trước tình hình này, để đảm bảo nước sạch sau xử lý có độ mặn nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật địa phương QCĐP 01:2022/BTr (độ mặn <300 mg>o nằm trong giới hạn cho phép về độ mặn theo quy định.
Mỗi ngày, Trạm bơm nước thô Cái Cỏ ngừng hoạt động trung bình 8 giờ, làm giảm sản lượng nước sản xuất tại nhà máy và ảnh hưởng đến sản lượng nước cung cấp ra mạng lưới. Để bù vào sản lượng nước bị giảm này, NMN Sơn Đông và NMN Hữu Định vận hành chế độ tăng cường để điều tiết bổ sung bơm vào mạng lưới. Đồng thời, tăng sản lượng của NMN Đỗ Hoàn Sinh, giảm lấy nước của Trạm bơm tăng áp Chẹt Sậy để bù vào lượng nước thiếu hụt của NMN An Hiệp. Qua đó, việc vận hành tăng cường và điều tiết đảm bảo sản lượng cung cấp giữa các NMN tạm ổn.
Bên cạnh đó, hiện tại đang vào mùa khô và ảnh hưởng gay gắt của tình hình xâm nhập mặn nên người dân ở các khu vực nông thôn và vùng ven TP. Bến Tre ngoài sử dụng nước máy để sinh hoạt còn sử dụng để tưới cây, hoa màu, nên nhu cầu sử dụng của người dân tăng lên khoảng 20 - 30% so với thời điểm ngày thường nên ảnh hưởng đến áp lực, nước yếu cục bộ ở các khung giờ cao điểm của một số khu vực cuối mạng lưới cấp nước như xã Sơn Phú, Phước Long.
Không để nhiễm mặn
Hoạt động sản xuất nước máy của Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre chủ yếu là khai thác nước mặt từ các sông để sản xuất nước sạch nên lệ thuộc hoàn toàn vào hệ thống thủy lợi hiện có. Hiện nay, tình hình sản xuất của các NMN được đảm bảo. Riêng cống Bến Rớ đang được thi công nhưng chậm tiến độ theo cam kết (tháng 10-2022), chưa lắp đặt cửa cống để ngăn mặn, nước trên sông Hàm Luông có độ mặn tăng cao vượt tiêu chuẩn đã xâm nhập đến Trạm bơm nước thô Cái Cỏ nên ảnh hưởng đến việc cung cấp nước thô cho NMN An Hiệp và NMN Sơn Đông để xử lý.
Công ty cổ phần Cấp thoát nước Bến Tre đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ việc tuyên truyền đến người dân chủ động trữ nước ngọt, sử dụng nước tiết kiệm; có ý thức bảo vệ nguồn nước, không làm cản trở dòng chảy ở các sông, kênh, rạch, đặc biệt là các khu vực gần NMN và thực hiện kiểm tra, xử lý các vi phạm về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép. Đồng thời, đề nghị Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện đúng tiến độ các hạng mục công trình. Khi tiến hành ngăn dòng thi công các hạng mục đang thi công thì báo cáo tỉnh, sở, ngành và thông tin đến công ty được biết để cùng ứng phó cho phù hợp với tình hình.
Trong chuyến khảo sát về tình hình cấp nước tại NMN Sơn Đông và NMN An Hiệp (chiều 15-3-2023), Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam đã chỉ đạo các sở, ngành tỉnh: “Đối với NMN Sơn Đông và NMN An Hiệp - nơi cung cấp nước cho người dân TP. Bến Tre và Khu công nghiệp Giao Long, phải quyết liệt giữ cho được (không để nhiễm mặn). Hiện nay, độ mặn nước của hai nhà máy này nằm trong mức cho phép. Đối với việc thi công cống Bến Rớ, các sở, ngành, UBND huyện Châu Thành phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 9 để ngăn mặn ở cống này. Nếu việc ngăn mặn nơi đây bị thất bại thì ảnh hưởng ngay tới Khu công nghiệp Giao Long và người dân TP. Bến Tre”.
Nguồn: Đảm bảo nguồn nước cho hai Nhà máy nước Sơn Đông và An Hiệp
Thạch Thảo
baodongkhoi.vn
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50