Bến Tre: Tiếp tục chuyển đổi số sâu vào mọi khía cạnh cuộc sống

04:15 | 24/12/2022

|
Ngày 23-12-2022, Ban chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tổ chức cuộc họp lần thứ 5 (quý IV-2022) để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, định hướng một số nội dung trọng tâm năm 2023 và thời gian tới.
Bến Tre: Sơ kết công tác phòng trừ sâu đầu đen hại dừa và giải pháp quản lý trong thời gian tớiBến Tre: Sơ kết công tác phòng trừ sâu đầu đen hại dừa và giải pháp quản lý trong thời gian tới
Bến Tre: Thường trực Tỉnh ủy làm việc với đoàn công tác của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt NamBến Tre: Thường trực Tỉnh ủy làm việc với đoàn công tác của Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Bé Mười đồng chủ trì cuộc họp.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trịnh Minh Châu báo cáo kết quả chuyển đổi số năm 2022.

Đánh giá chung về công tác triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp, người dân đã nhận thức sâu sắc và đồng thuận cao với việc thực hiện các chủ trương Nghị quyết của tỉnh cũng như yêu cầu cấp thiết và lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Kết quả thực hiện 3 trụ cột chính về chuyển đổi số (chính quyền số, kinh tế số, xã hội số) có những điểm sáng đáng ghi nhận.

Nền tảng chính quyền số đã và đang tiếp tục được xây dựng trên cơ sở đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới. xây dựng và phát triển chính quyền số một cách tổng thể và toàn diện ở các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, với nền hành chính hiện đại, bảo đảm chất lượng, hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp, cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội.

Người dân trên địa bàn tỉnh đã dần thay đổi nhận thức về chuyển đổi số, bắt đầu có ý thức trách nhiệm và tham gia vào quá trình chuyển đổi số với các hoạt động như: giao dịch điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng các ứng dụng phòng chống dịch bệnh Covid-19, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử… Toàn tỉnh có 177 doanh nghiệp công nghệ số cung cấp dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin, hơn 1.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh có sử dụng nền tảng số, hơn 90% doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, tỷ lệ doanh nghiệp có website sử dụng tên miền .vn đạt 30%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 61%, tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh đạt 75%, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối internet băng rộng cáp quang đạt 60%.

Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế tồn tại như: tỷ lệ hồ sơ trực tuyến phát sinh trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính còn rất thấp, phần lớn hồ sơ trực tuyến do công chức, viên chức tại bộ phận Một cửa hỗ trợ người dân thực hiện. Thói quen sử dụng các dịch vụ như chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của người dân chưa nhiều. Hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh còn e dè khi ứng dụng các nền tảng chuyển đổi số cho doanh nghiệp do hạn chế về kinh phí đầu tư. Hạ tầng số của tỉnh còn thấp so với cả nước.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ phát biểu định hướng tại cuộc họp Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ ghi nhận những nỗ lực và kết quả đạt được của các sở ngành, đơn vị trong công tác chuyển đổi số. Trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ngành cần tiếp tục nghiên cứu nắm bắt đầy đủ yêu cầu, tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, có sáng kiến, đề xuất, trong phối hợp thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số.

Chú trọng cho công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng số với những cách làm thiết thực. Đồng thời phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay về chuyển đổi số để nhân rộng trong cộng đồng. Rà soát, tham mưu, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho phát triển 3 trụ cột chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin. Đầu tư đồng bộ và phát triển hạ tầng số phục vụ cho chuyển đổi số các lĩnh vực.

Đề nghị chủ động ưu tiên xây dựng, sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung; khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định. Thực hiện số hóa, chuẩn hóa, kết nối chia sẽ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cũng như hoàn thiện và tăng cường sử dụng các nền tảng số trong các cơ quan nhà nước quản lý, điều hành nghiệp vụ.

Đẩy mạnh mô hình phòng họp thông minh, không giấy. vận hành, khai thác hiệu quả trung tâm điều hành thông minh IOC, SOC để phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo, điều hành. Tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả. Nhân rộng mô hình hoạt động của Tổ chuyển đổi số cộng đồng, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số; đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống, giúp người dân được tiếp cận công nghệ số theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.

Nguồn:Tiếp tục chuyển đổi số sâu vào mọi khía cạnh cuộc sống

Thanh Đồng

baodongkhoi.vn