Cà Mau: Nghề làm tôm khô và Lễ hội vía Bà Thuỷ Long là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

10:10 | 15/11/2023

|
Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (VH,TT&DL) đã ban hành quyết định đưa Nghề làm tôm khô và Lễ hội vía Bà Thuỷ Long tại tỉnh Cà Mau vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.
Cà Mau: Khởi công xây dựng căn cứ sân bay Năm CănCà Mau: Khởi công xây dựng căn cứ sân bay Năm Căn
Cà Mau: Khánh thành Nhà tưởng niệm Cái Nhúc - Tân ThànhCà Mau: Khánh thành Nhà tưởng niệm Cái Nhúc - Tân Thành

Hoạt động tại Lễ hội vía Bà Thuỷ Long (xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi). Ảnh: HUỲNH LÂM

Cụ thể, ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL đã ký quyết định về việc công bố Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia đối với Nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian - Nghề làm tôm khô (tỉnh Cà Mau) và Lễ hội truyền thống - Lễ hội vía Bà Thuỷ Long (xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL yêu cầu Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Nghề làm tôm khô truyền thống tại hộ ông Nguyễn Quốc Việt và bà Trương Ngọc Giàu, ấp Tân Thành, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi. Ảnh: HUỲNH LÂM

Theo lãnh đạo Sở VH,TT&DL, đây là cơ hội tốt để tỉnh nhà tiếp tục phát huy các giá trị văn hoá, phát triển du lịch trong thời gian tới.

Như vậy, tính chung đến nay tỉnh có 7 di sản được Bộ VH,TT&DL công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

5 di sản được công nhận trước đó gồm: Nghệ thuật Đờn ca tài tử (di sản chung với các tỉnh Nam Bộ, được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); Nghề thủ công truyền thống "Gác kèo ong"; Nghề thủ công truyền thống "Muối ba khía"; Lễ hội Nghinh Ông Sông Đốc; Nghệ thuật Nhạc Trống lớn của người Khmer./.

Nguồn: Nghề làm tôm khô và Lễ hội vía Bà Thuỷ Long là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lam Khánh

baocamau.vn