Cần Thơ: Bình Thủy phát huy du lịch văn hóa, tâm linh
Cần Thơ: Vận động nhân dân xây dựng khu dân cư văn minh |
Cần Thơ: Xây dựng và phát triển Ninh Kiều xứng tầm đô thị hạt nhân |
Du khách tham quan tại Đình Bình Thủy.
Cần Thơ hiện có 38 di tích văn hóa - lịch sử được công nhận, trong đó có 14 di tích cấp quốc gia và 24 di tích cấp thành phố. Trong danh sách 14 di tích cấp quốc gia, thì có 7 di tích tọa lạc tại quận Bình Thủy, trong đó có nhiều điểm đến khai thác du lịch hiệu quả.
Một trong những di tích được nhiều du khách biết đến là Đình Bình Thủy có tuổi thọ trên trăm năm, được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1989. Lễ Kỳ yên Thượng điền vào rằm tháng 4 âm lịch và Kỳ yên Hạ điền vào rằm tháng Chạp âm lịch là hai lễ hội lớn của đình hằng năm, được tổ chức với các nghi lễ truyền thống, cùng các hoạt động hội độc đáo, thu hút đông đảo du khách. Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Du khách Trần Tiến Trung (Hà Nội), cho biết: “Ấn tượng của tôi khi tham quan Đình Bình Thủy là kiến trúc rất độc đáo. Hướng dẫn viên giới thiệu về lễ hội tại đình với những nếp sinh hoạt văn hóa rất hay”.
Trong khi đó, Nhà cổ Bình Thủy, có tên gọi chính thức là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Nhà thờ họ Dương, được xây dựng từ năm 1870, là căn nhà xưa nhất trong hơn 30 căn nhà cổ tại Bình Thủy. Ngôi nhà được gìn giữ gần như nguyên vẹn, sở hữu kiến trúc độc đáo, giao thoa văn hóa Đông - Tây và lưu giữ nhiều món đồ cổ quý giá. Đây cũng là một trong những địa điểm thu hút đông khách quốc tế nhất của Bình Thủy.
Khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa là di tích quan trọng gắn liền với danh nhân và là niềm tự hào của Bình Thủy nói riêng, TP Cần Thơ nói chung. Tại khu tưởng niệm có mộ cụ Thủ khoa được xây dựng từ năm 1872 bằng đá ong. Mỗi năm, vào ngày 21 tháng Giêng âm lịch, chính quyền và nhân dân quận Bình Thủy tổ chức long trọng Lễ giỗ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, tưởng nhớ đến công trạng của cụ Thủ khoa, đồng thời là sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng.
Trên địa bàn Bình Thủy còn có nhiều di tích ý nghĩa: Cơ quan Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng, Long Quang Cổ Tự, Hội Linh Cổ Tự, Nam Nhã Đường, Căn cứ Vườn Mận… đều là những địa điểm du khách yêu thích tìm hiểu văn hóa - lịch sử địa phương. Quận Bình Thủy hiện nay cũng đang phối hợp với các ngành, các cấp hữu quan phát huy Đền thờ Vua Hùng trong thu hút du khách gần xa. Công trình văn hóa tín ngưỡng Đền thờ Vua Hùng đi vào hoạt động từ năm 2022 và được công nhận là Điểm văn hóa du lịch tiêu biểu ĐBSCL. Với diện tích gần 4ha, có kiến trúc độc đáo, đây là điểm nhấn du lịch không chỉ của Cần Thơ mà còn của ĐBSCL. Hằng năm, tại đây diễn ra Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, thu hút rất đông du khách thập phương. Chị Lê Thị Thanh Ca (Cà Mau), nói: “Ngay từ lần đầu đến Đền thờ Vua Hùng, tôi vô cùng ấn tượng bởi công trình lớn và đẹp. Tại đây có không gian trưng bày giúp tôi hiểu về thời đại Hùng Vương, về văn hóa Cần Thơ và Nam Bộ. Tôi cũng kỳ vọng rằng nơi đây nên có thêm một số hoạt động để du khách có thể trải nghiệm hơn”.
Việc phát huy di tích văn hóa - lịch sử trong du lịch ở Bình Thủy đang góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Ông Trần Thanh Nghị, Giám đốc Benthanh Tourist Cần Thơ, chia sẻ: “Du lịch văn hóa, tâm linh luôn được nhiều du khách quan tâm. Cần Thơ có nhiều điểm đến để có thể xây dựng thành tour, tuyến cho loại hình này, trong đó các điểm đến ở Bình Thủy có nhiều lợi thế. Các điểm đến rất gần nhau, lại nằm liên tuyến như: Đền thờ Vua Hùng, Nhà cổ Bình Thủy, Đình Bình Thủy. Chúng tôi đã có khảo sát và góp ý cùng địa phương hoàn thiện, tạo thêm sức hút qua việc xây dựng các hoạt động trải nghiệm”.
Quận ủy, UBND quận Bình Thủy luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo ngành du lịch địa phương thực hiện Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 14-4-2021 của UBND TP Cần Thơ về “Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch TP Cần Thơ giai đoạn 2021-2025”. Trong đó có 3 nhiệm vụ trọng tâm là: bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch, phát huy giá trị làng nghề gắn với du lịch. Song song đó, Bình Thủy cũng đang cụ thể hóa, triển khai trên địa bàn quận, góp phần thực hiện Ðề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể TP Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”. Ðây đều là những tiền đề tạo điều kiện cho du lịch văn hóa, tâm linh phát triển. Trên cơ sở này, địa phương dần hoàn thiện các tuyến tour về du lịch văn hóa, tâm linh và tổ chức nhiều đợt khảo sát, kết nối lữ hành nhằm khai thác hiệu quả các di tích văn hóa - lịch sử gắn với du lịch.
Bình Thủy là địa phương được chú trọng đầu tư loại hình du lịch văn hóa, tâm linh của TP Cần Thơ. Do đó, địa phương đang nỗ lực đầu tư, làm mới để có những sản phẩm du lịch phù hợp thị hiếu đa dạng của du khách
Nguồn: Bình Thủy phát huy du lịch văn hóa, tâm linh
Ái Lam
baocantho.com.vn
-
Lâm Đồng: Lâm Hà khen thưởng 16 cá nhân, 16 tập thể trong công tác xây dựng Xã hội học tập
-
Lâm Đồng: Đơn Dương không còn hộ nghèo
-
Hà Giang: Dưa chuột phủ xanh ruộng đồng Việt Lâm
-
Cam bù Hương Sơn vào mùa Tết
-
PV GAS sẵn sàng nắm bắt cơ hội trở thành đơn vị cung cấp năng lượng xanh hàng đầu Việt Nam
-
Lâm Đồng: Đổi mới công nghệ xây dựng thương hiệu bánh chưng OCOP
-
Tuyển Việt Nam, Xuân Son được thưởng lớn
-
Tử vi ngày 3/1/2025: Tuổi Sửu sự nghiệp thuận lợi, tuổi Dậu cơ hội đầu tư
-
G-Dragon, Hyun Bin và loạt sao bị Dispatch khui tin hẹn hò đầu năm mới
-
Doanh nghiệp bán lẻ "chạy đua" mùa mua sắm cuối năm
-
Một năm thay đổi vì người tiêu dùng của thương hiệu sữa nửa thế kỷ
-
2025 và triển vọng mới của Petrovietnam
-
Xuân Son dẫn đầu danh sách Vua phá lưới, quyết vô địch ASEAN Cup 2024
-
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
-
Tử vi ngày 31/12/2024: Tuổi Tỵ tin tức tốt lành, tuổi Tuất tiến triển như ý