Cần Thơ: Cần sớm triển khai dự án cải tạo, mở rộng 5 nút giao thông trọng điểm
Nút giao 3 Tháng 2 - Mậu Thân - Trần Hưng Đạo. Ảnh: ANH KHOA |
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, TP Cần Thơ cũng thu hút số lượng lớn người dân từ các nơi đến làm việc và học tập. Theo đó, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn gia tăng nhanh chóng, gây áp lực lớn lên hệ thống giao thông của thành phố, chủ yếu tại trung tâm quận Ninh Kiều. Tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm thường xuyên xảy ra, nhất là tại 5 nút giao lớn ở khu vực nội ô thành phố thuộc quận Ninh Kiều. Bao gồm: nút số 1 (Mậu Thân - 3 Tháng 2 - Trần Hưng Ðạo); nút số 2 (Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt); nút số 3 (Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ); nút số 4 (Nguyễn Văn Linh - 3 Tháng 2) và nút số 5 (Nguyễn Văn Linh - 30 Tháng 4). Các trục đường này tiếp giáp nhiều trường học, chợ, siêu thị, bệnh viện… ùn tắc cục bộ, gây bức xúc cho người tham gia giao thông, đặc biệt khi trời mưa kéo dài hay triều cường gây ngập nghẹt.
Anh Nguyễn Thành Nhân ở đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, cho biết: Hầu như ngày nào nút giao Mậu Thân - Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Kiệt cũng xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm buổi sáng đi làm, học sinh đến trường và buổi chiều vào giờ tan tầm. Vào đợt triều cường ngập nước, xe cộ kẹt cứng, có khi mất hơn 30 phút mới nhích qua được nút giao này.
Tương tự, nút giao Mậu Thân - 3 Tháng 2 - Trần Hưng Ðạo, chị Nguyễn Thị Thủy Cúc ở đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều chia sẻ: Mỗi ngày, giờ tan làm đi qua ngã tư Mậu Thân - 3 Tháng 2 - Trần Hưng Ðạo là một nỗi "ám ảnh". Lượng lớn xe gắn máy, ô tô, xe tải đổ về, nếu không có lực lượng công an điều tiết giao thông sẽ kẹt cứng, gây hỗn loạn và mất an toàn.
Thời gian qua, để góp phần hạn chế ùn tắc giao thông khu vực trung tâm thành phố, Sở Giao thông vận tải thành phố đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện một số giải pháp góp phần giảm ùn tắc tại các nút giao trên. Tuy nhiên, tình trạng kẹt xe, mất an toàn giao thông chưa thực sự được cải thiện. Ðể giải quyết tình trạng trên, cuối năm 2021, HÐND TP Cần Thơ đã thông qua chủ trương đầu tư cải tạo, mở rộng 5 nút giao trọng điểm trên địa bàn thành phố, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 1.196 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 985,5 tỉ đồng; chi phí xây dựng sau thuế là 163,5 tỉ đồng; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng hơn 12,7 tỉ đồng; còn lại là chi phí quản lý dự án, chi phí dự phòng và chi phí khác. Dự án này đã được UBND thành phố giao UBND quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư, thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Theo ông Lữ Quốc Việt, Giám đốc Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều, ngay sau khi UBND thành phố giao cho UBND quận Ninh Kiều làm chủ đầu tư dự án (tháng 2-2022), quận tiến hành giai đoạn chuẩn bị dự án. Cuối tháng 7-2022, khi dự án được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, quận đã tổ chức lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu khảo sát địa hình và lập báo cáo nghiên cứu khả khi. Trên cơ sở khảo sát thực tế địa hình, UBND quận Ninh Kiều đề xuất quy mô thực hiện dự án với 3 phương án. Hiện, quận đang chờ Sở Giao thông vận tải thành phố trình xin ý kiến thống nhất của UBND thành phố và HÐND thành phố về quy mô thực hiện dự án.
Nút giao 3 Tháng 2 - Mậu Thân - Trần Hưng Đạo. Ảnh: ANH KHOA |
Cụ thể, phương án 1: thiết kế mở rộng vỉa hè từ 5-6m theo quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên, áp dụng giá đất bồi thường tại thời điểm lập dự án và đơn giá, định mức theo quy định hiện hành, tổng mức đầu tư tăng hơn 1.100 tỉ đồng so với tổng mức đầu tư dự án trong chủ trương đầu tư được duyệt. Phương án 2: phân chia dự án thành 2 dự án thành phần để phân kỳ đầu tư. Bao gồm, dự án thành phần 1 thực hiện 2 nút giao số 1 và số 4; dự án thành phần 2 thực hiện 3 nút còn lại. Với phương án này vẫn gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư do phải điều chỉnh chủ trương đầu tư. Phương án 3: thiết kế mở rộng vỉa hè đồng bộ 2,5m nhưng vẫn đảm bảo đủ rộng để bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật và không làm vượt tổng mức đầu tư dự án đã được duyệt.
Về nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ triển khai dự án, theo UBND quận Ninh Kiều, đây là dự án khá đặc biệt, triển khai thực hiện ở những vị trí giao thông phức tạp, lưu lượng xe cộ lớn. Do vậy, quận cân nhắc, tính toán các phương án và nguồn vốn đảm bảo để khi triển khai thi công được liên tục, nhanh chóng hoàn thành, không chậm trễ hay trì hoãn ảnh hưởng đến lưu thông của người dân qua các nút giao này. Sau khi UBND và HÐND thành phố thống nhất phương án về quy mô thực hiện dự án, quận sẽ phối hợp với Sở Giao thông vận tải thành phố điều chỉnh chủ trương đầu tư và trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án làm cơ sở để triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, sớm khởi công xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng…
Ông Nguyễn Tiền Phong, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Ninh Kiều, nhấn mạnh: Dự án cải tạo, mở rộng 5 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn TP Cần Thơ góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông đang là bức xúc của người dân hiện nay. Do vậy, UBND quận Ninh Kiều cần chủ động trong công tác chuẩn bị dự án, không để chậm trễ, như vậy là có lỗi với người dân. Trong khi chờ đợi ý kiến của UBND và HÐND thành phố thống nhất về quy mô thực hiện dự án, quận chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục liên quan đảm bảo đúng quy định, tránh sai sót dẫn đến chậm tiến độ. Bên cạnh đó, xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị nguồn nền bố trí tái định cư. Ðồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận của người dân trong quá trình triển khai thực hiện…
Nguồn: Cần sớm triển khai dự án cải tạo, mở rộng 5 nút giao thông trọng điểm
K. PHÚC
baocantho.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25