Cần Thơ: Nông dân phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi
Cần Thơ: Quận Cái Răng, Bình Thủy phát động Tháng Nhân đạo năm 2023 |
Cần Thơ: Ra mắt tuyến phố đêm Lê Bình |
Phát huy hiệu quả vốn vay, hội viên nông dân phường Thới Thuận, quận Thốt Nốt trồng rau màu đạt lợi nhuận cao.
Ông Nguyễn Minh Hiếu, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH quận Thốt Nốt, cho biết, đến cuối tháng 4-2023, tổng dư nợ ủy thác qua 4 hội, đoàn thể của quận trên 403,4 tỉ đồng, chiếm 99,96% tổng dư nợ, với 217 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV); nợ quá hạn 673 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,17%. Trong đó, Hội Nông dân quận quản lý 75 tổ TK&VV, dư nợ trên 134 tỉ đồng; nợ quá hạn 295 triệu đồng, tỷ lệ 0,22%.
Chúng tôi đến nhà lúc anh Phạm Hồng Thái ở khu vực Thới Hòa 2, phường Thới Thuận, bận rộn chăm 3 con heo thịt béo tròn. Anh Thái kể, thời gian trước, lúc nào nhà anh cũng nuôi từ 10 con heo thịt, thu nhập ổn định. Từ sau dịch COVID-19, anh thay cha mẹ già yếu cáng đáng kinh tế gia đình, tiếp tục tái đàn heo thịt. Hằng ngày, ngoài thời gian làm nhân viên kỹ thuật theo ca cho công ty thủy sản, anh Thái nấu rượu bỏ mối, tận dụng hèm nuôi heo, giảm thiểu chi phí thức ăn công nghiệp. Với 30 triệu đồng vốn vay, anh Thái mua con giống, thức ăn và thuốc trị bệnh cho heo. Anh Thái cho biết: “Mỗi năm, tôi bán 2 đợt heo, trừ chi phí, thu nhập bình quân khoảng 1,5 triệu đồng/con và chọn con giống để lại nuôi. Tôi muốn được tăng vốn vay khi đáo hạn để nâng cấp chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình”.
Với kinh nghiệm trên 30 năm canh tác, tích cóp được 10 công đất và vay vốn ưu đãi NHCSXH, ông Hồ Văn Nhã ở khu vực Thới Bình, khéo tính toán “lấy ngắn nuôi dài”. Mỗi năm, ông Nhã luân phiên trồng 1 vụ lúa, 1 vụ hoa (cúc pha lê, cúc đồng tiền) và rau màu. Ngoài ra, ông còn trồng và bán hoa lan, hoa mai; nhận chăm sóc cây kiểng theo yêu cầu. Tính chung, ông Nhã thu nhập bình quân khoảng 230 triệu đồng/năm.
Theo Hội Nông dân phường Thới Thuận, Hội đang quản lý 8 tổ TK&VV, dư nợ trên 13,4 tỉ đồng, với 363 hộ vay; nợ quá hạn 23 triệu đồng, tỷ lệ 0,17%. Quá trình quản lý vốn vay, Hội thường xuyên trao đổi, nắm bắt nguyện vọng hội viên để kịp thời đề xuất, kiến nghị đơn vị chức năng giải quyết. Hội Nông dân phường Thuận Hưng đang quản lý 10 tổ TK&VV, dư nợ 19,6 tỉ đồng, với 493 hộ vay; nợ quá hạn 10 triệu đồng, tỷ lệ 0,05%. Hội Nông dân phường Trung Kiên đang quản lý 8 tổ TK&VV, dư nợ trên 14,8 tỉ đồng, với 370 hộ vay; nợ quá hạn 59 triệu đồng, tỷ lệ 0,4%...
Ông Nguyễn Minh Hiếu, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH quận Thốt Nốt, cho biết, nguồn vốn tín dụng chính sách cơ bản đáp ứng nhu cầu vay mở rộng mô hình sản xuất của nông hộ, góp phần hỗ trợ đảm bảo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Hầu hết nông hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu chăn nuôi, trồng rau màu, mua bán nhỏ... hoàn thành đóng lãi đúng hạn và tham gia gởi tiết kiệm qua tổ TK&VV.
Theo Chi nhánh NHCSXH thành phố, đến cuối tháng 4-2023, tổng dư nợ ủy thác qua 4 hội, đoàn thể trên 3.634 tỉ đồng, chiếm 99,93% tổng dư nợ; nợ quá hạn 4,7 tỉ đồng, tỷ lệ 0,13%. Hiện có 8 hội cấp huyện, 136 hội cấp xã không có nợ quá hạn. Riêng Hội Nông dân thành phố quản lý trên 1.314 tỉ đồng, chiếm trên 36% tổng dư nợ; nợ quá hạn 1,5 tỉ đồng, tỷ lệ 0,11%. Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp hội viên nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo mở rộng sản xuất, mua bán; tạo việc làm cho người lao động; học sinh, sinh viên có điều kiện trang trải chi phí học tập... Các cấp Hội Nông dân thực hiện tốt các nội dung được ủy thác; duy trì ổn định chất lượng hoạt động ủy thác, tổ TK&VV. Đồng thời, chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, thu hút hội viên tham gia để tạo việc làm, tăng thu nhập...
Chi nhánh NHCSXH sẽ tiếp tục phối hợp tốt với Hội Nông dân thực hiện hiệu quả văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác đã ký; kịp thời bình xét, cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng thời, rà soát, xử lý thu hồi nợ đến hạn, nợ tồn đọng; tăng cường thu lãi; theo dõi, đôn đốc các tổ TK&VV huy động tiền gửi tiết kiệm, nâng cao chất lượng tín dụng, ủy thác và hoạt động giao dịch tại các xã, phường, thị trấn…
Nguồn: Nông dân phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi
Anh Phương
baocantho.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50