Nhìn lại thị trường Năng lượng thế giới tuần qua (31/1- 6/2/2022):

Căng thẳng Nga - Ukraine khiến nguồn cung bị thắt chặt đẩy giá năng lượng tăng cao kỷ lục

12:05 | 06/02/2022

|
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua với những sự kiện nổi bật: Giá dầu tăng cao hơn do nguồn cung thắt chặt và sự phục hồi sau đại dịch; Peru đổ lỗi cho Repsol về thảm họa tràn dầu; Ukraine nên chủ động để không bị lệ thuộc vào phí vận chuyển khí đốt của Nga...
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (10/1/ - 16/1/2022): Nord Stream 2 và Gazprom vẫn luôn là tâm điểm được quan tâmNhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (10/1/ - 16/1/2022): Nord Stream 2 và Gazprom vẫn luôn là tâm điểm được quan tâm
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022): Gazprom vẫn giữ vững ngôi Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022): Gazprom vẫn giữ vững ngôi "bá chủ" trên thị trường khí đốt
Căng thẳng Nga - Ukraine khiến nguồn cung bị thắt chặt đẩy giá năng lượng tăng cao kỷ lục

Big Oil báo cáo thu nhập quý IV năm 2021 với mức tăng trưởng khá cao

Theo dữ liệu của FactSet, 76% các công ty thuộc S&P 500 đã báo cáo EPS thực tế cao hơn ước tính, trong khi 90% báo cáo doanh thu tích cực bất ngờ.

Toàn cảnh Nord Stream 2: Cuộc tranh giành quyền lực?

Đường ống dẫn khí Nord Stream 2 được xây dựng để đáp ứng nhu cầu điện trong tương lai của Đức, đã gây ra tranh cãi giữa các nước láng giềng. Dự án một lần nữa đang phải đối mặt với những lời kêu gọi phải gác lại trong cuộc tranh chấp mới nhất giữa Nga và phương Tây.

Nga tăng cường cung cấp khí đốt qua Ukraine khi căng thẳng gia tăng

Gazprom của Nga đã tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua Ukraine vào hôm 1 tháng 2, khi Washington và Brussels tranh giành để đảm bảo nguồn nhập khẩu năng lượng mới cho lục địa này.

Peru đổ lỗi cho Repsol về thảm họa tràn dầu

Tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Peru đã bị sóng đánh liên quan đến vụ phun trào núi lửa ở Tonga và làm tràn 6.000 thùng dầu, gây ô nhiễm những vùng biển và bãi biển rộng lớn. Mọi nghi ngờ vẫn đang được nhắm vào công ty dầu khí Repsol.

Ukraine nên chủ động để không bị lệ thuộc vào phí vận chuyển khí đốt của Nga

Ukraine giống Ba Lan kiếm được phí vận chuyển khí đốt từ Nga, có lẽ phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp của mình và suy nghĩ lại về chức năng của mình trong hệ thống khí đốt châu Âu. Cho đến khi điều đó xảy ra, Ukraine sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Nga.

PGNiG sẽ không có kế hoạch cho thỏa thuận cung cấp khí đốt mới với Gazprom

Hôm 3/2, nhà bán lẻ khí đốt chính của Ba Lan - PGNiG cho biết, họ không nhắm tới việc ký hợp đồng dài hạn với Gazprom để cung cấp khí đốt cho nước này. Người khổng lồ khí đốt của Nga đã cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan theo hợp đồng Yamal qua 2 công ty ký vào tháng 9/1996 nhưng thỏa thuận sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2022 và sẽ không được gia hạn.

Các nhà giao dịch dầu đặt cược vào sự tăng giá hợp đồng kỳ hạn

Các nhà quản lý tiền tệ đã tăng cược của họ vào các hợp đồng tương đương của Hoa Kỳ nhiều nhất kể từ cuối năm 2017 trong tuần tính đến ngày 25 tháng 1. Cấu trúc của chuẩn dầu thô Brent toàn cầu giá trải dài từ tháng này sang tháng tiếp theo là mức tăng giá nhất trong 8 năm trong khi nguồn cung ngày càng thắt chặt.

Giá dầu tăng cao hơn do nguồn cung thắt chặt và sự phục hồi sau đại dịch

Giá dầu tiếp tục tăng cao hơn hôm 1/2, giao dịch gần mức cao nhất trong 7 năm đạt vào tuần trước, do các nhà đầu tư đặt cược nguồn cung sẽ tiếp tục thắt chặt, với mức tăng sản lượng hạn chế của các nhà sản xuất dầu lớn và nhu cầu nhiên liệu phục hồi mạnh sau đại dịch.

Nguồn: Căng thẳng Nga - Ukraine khiến nguồn cung bị thắt chặt đẩy giá năng lượng tăng cao kỷ lục

Yến Anh - Trang Hoàng

kinhtexaydung.petrotimes.vn