Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022): Gazprom vẫn giữ vững ngôi "bá chủ" trên thị trường khí đốt

14:05 | 09/01/2022

|
Thị trường năng lượng thế giới tuần qua tiếp tục biến động với những sự kiện nổi bật: Gazprom tiếp tục nhận thêm hợp đồng khí đốt khổng lồ đầu năm 2022; Nga sẽ không bao giờ cạn kiện trữ lượng khoáng sản; Nord Stream 2 có thể là đòn bẩy chính đối với Nga…
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệtNhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (27/12/2021 - 2/1/2022): Cuộc chiến khí đốt chưa hề có dấu hiệu giảm nhiệt
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (6/11- 12/12): Tâm điểm Ukraine và Nga tác động mạnh đến giá dầuNhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (6/11- 12/12): Tâm điểm Ukraine và Nga tác động mạnh đến giá dầu
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022): Gazprom vẫn giữ vững ngôi "bá chủ" trên thị trường khí đốt
Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022)

Gazprom tiếp tục nhận thêm hợp đồng khí đốt khổng lồ đầu năm 2022

Gazprom Export của Nga và công ty năng lượng nhà nước BOTAS của Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên kéo dài 4 năm.

Nga sẽ không bao giờ cạn kiện trữ lượng khoáng sản

Trữ lượng khoáng sản ở Nga sẽ không bao giờ cạn kiệt, người đứng đầu Bộ Tài nguyên nước này Alexander Kozlov cho biết hôm thứ Hai 3/1.

Nord Stream 2 có thể là đòn bẩy chính đối với Nga

Theo Wolfgang Ischinger (cựu đại sứ Đức tại Mỹ) cho biết hôm 4/1: Nga sẽ mất hàng chục tỷ USD nếu dự án đường ống vận chuyển khí đốt Nord Stream 2 bị hủy bỏ, và mối đe dọa đó là thứ mà châu Âu có thể sử dụng để gây sức ép với Moscow.

Bulgaria "tức giận" vì tiến độ xây dựng đường ống IGB

Bộ trưởng Năng lượng Alexander Nikolov cho biết tại Quốc hội hôm 6/1: Bulgaria tiếp tục cạn kiệt nguồn thu vì sự chậm trễ dai dẳng trong việc hoàn thành đường ống kết nối khí đốt với Hy Lạp.

Ukraine dường như đã "tỉnh ngộ", muốn đàm phán để mua khí đốt trực tiếp từ Nga

Sau đó, lãnh đạo hội đồng chính trị của Đảng đối lập Diễn đàn vì sự sống - Viktor Medvedchuk cho biết họ thừa nhận hiện nay không có không nguồn thay thế cho khí đốt tự nhiên của Nga, các nhà chức trách Ukraine nên tham gia đàm phán về việc nhập khẩu trực tiếp khí đốt từ Nga.

Gazprom có ​​thể đã bỏ lỡ mục tiêu xuất khẩu khí đốt sang châu Âu

Công ty Gazprom do Điện Kremlin hậu thuẫn có thể đã không đạt được mục tiêu xuất khẩu khí đốt tự nhiên ở châu Âu, do châu lục này phải vật lộn với chi phí bán buôn tăng cao và tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine giảm 25% vào năm 2021

Khối lượng khí đốt của Nga được vận chuyển qua Ukraine đến châu Âu đã giảm 25% trong 2021, điều này làm giảm nguồn thu chính cho nền kinh tế đang gặp khó khăn của Ukraine vào thời điểm căng thẳng gia tăng với Nga.

Mỏ dầu khí lớn nhất Trung Quốc xác lập kỷ lục sản xuất mới

Mỏ dầu Trường Khánh - mỏ dầu khí lớn nhất Trung Quốc, đã sản xuất hơn 62,4 triệu tấn dầu thô và khí tự nhiên tương đương (TOE) trong năm 2021, tăng hơn 2 triệu tấn so với năm 2020.

Nguồn: Nhìn lại thị trường năng lượng thế giới tuần qua (3/1/ - 9/1/2022): Gazprom vẫn giữ vững ngôi 'bá chủ' trên thị trường khí đốt

Yến Anh - Trang Hoàng

kinhtexaydung.petrotimes.vn