Châu Á sẽ chiếm phần lớn nhu cầu khí đốt toàn cầu trong năm 2025
![]() |
Sản lượng khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ tăng hơn 20 tỷ m³ trong giai đoạn 2023-2025. (Nguồn: Daily Energy Insider) |
Giám đốc bộ phận thị trường năng lượng và an ninh nguồn cung của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) Keisuke Sadamori nhận xét: "Các nguyên tắc cơ bản của thị trường khí đốt đã được cải thiện trong năm 2024".
Tuy nhiên, thế giới hiện vẫn đang phải chứng kiến tình trạng thắt chặt nguồn cung đáng kể, do "nhu cầu gia tăng trong khi tăng trưởng công suất sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giảm sút. Bất ổn địa chính trị cũng làm tăng thêm rủi ro cho thị trường khí đốt toàn cầu".
Ông Sadamori nói thêm, trong khi hợp tác quốc tế về an ninh nguồn cung khí đốt đã được mở rộng và tăng cường kể từ khi sau cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây, các nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm cần phải thúc đẩy các nỗ lực tập thể để củng cố cấu trúc nguồn cung khí đốt an toàn.
Theo báo cáo của IEA, nhu cầu khí đốt toàn cầu ước tăng 2,8% trong năm 2024, vượt xa mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại ở mức dưới 2% trong năm 2025 và châu Á chiếm phần lớn mức tăng này.
Ở Trung Đông, sản lượng khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ tăng hơn 20 tỷ m³ trong giai đoạn 2023-2025, tương đương mức tăng 3,3%. Khu vực này đang ngày càng chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên để sản xuất điện và dần thay thế dầu mỏ cũng như các sản phẩm dầu mỏ trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các chính sách phát triển và động lực thị trường đã và đang hỗ trợ xu thế này ở Trung Đông.
Báo cáo của IEA đánh giá: "Tại Trung Đông, vai trò của khí đốt tự nhiên trong lĩnh vực phát điện đã gia tăng đáng kể trong thập niên qua và việc chuyển đổi dầu mỏ sang khí đốt tiếp tục trong năm 2024, nhờ các động lực thúc đẩy từ Iran, Iraq, Kuwait và Saudi Arabia".
Trong một báo cáo công bố vào tháng 12/2024, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tăng trưởng tiêu thụ khí đốt tự nhiên toàn cầu trong các năm 2024, 2025 và 2026 dự kiến sẽ trở lại mức trung bình trước đại dịch Covid-19, tức giai đoạn 2015-2019.
Tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu chủ yếu nhận được động lực thúc đẩy từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và Á-Âu.
WB cũng cho rằng, động lực của thị trường khí đốt trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng leo thang xung đột ở Trung Đông, những diễn biến địa chính trị rộng lớn hơn trên thế giới và sự cạnh tranh ngày càng tăng để giành các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Nguồn:Châu Á sẽ chiếm phần lớn nhu cầu khí đốt toàn cầu trong năm 2025
Bảo Minh
baoquocte.vn
- OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 8
- Trung Quốc tăng mức hoàn thuế nhập khẩu dầu nhiên liệu cho giới lọc dầu
- Nhiên liệu từ Đông Bắc Á đổ mạnh vào châu Âu
- Kỷ nguyên AI sẽ làm bùng nổ nhu cầu năng lượng khu vực châu Á
- Ả Rập Xê-út có thể tăng giá dầu tháng 8 tại châu Á lên mức cao nhất trong 4 tháng
- Hoa Kỳ đấu giá khoan dầu khí ở Vịnh Mexico
- Phân tích hoạt động nhập khẩu dầu thô của châu Á nửa đầu 2025
- Vì sao các ngân hàng thế giới tăng mạnh tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch?
- Xung đột ở Trung Đông đẩy giá cước vận chuyển LNG đạt đỉnh
- EnQuest mở rộng hoạt động dầu khí tại Việt Nam
- Những lợi ích từ việc chuyển đổi các mỏ than cũ thành nhà máy điện mặt trời
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Hành trình khám phá Thị trấn Bohemian trong lòng núi lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
-
Hoàng Anh Gia Lai chốt người thay thế Dụng Quang Nho
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
Tử vi tuần mới (30/6-6/7/2025): Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Tuất vận may tài lộc
-
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
PVCFC chung tay cùng Cà Mau xóa nhà tạm, thắp sáng làng quê, xây dựng nông thôn mới