“Cổng trời” ở Châu Lăng

09:00 | 22/07/2023

|
Đó là cách ví von của giới trẻ, khi đứng trước những chiếc cổng chùa Khmer Nam Bộ in hằn dấu tích thời gian. Ở An Giang, nơi nào đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nơi đó sẽ xuất hiện những chiếc “cổng trời” lớn nhỏ. Riêng tại xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn), nhiều “cổng trời” nổi tiếng vì độ hòa hợp với đất trời Bảy Núi.
Xứ thần tiên ẩn mình trên núi ở Thổ Nhĩ KỳXứ thần tiên ẩn mình trên núi ở Thổ Nhĩ Kỳ
Khám phá di tích lịch sử và thiên nhiên tại vùng đất Kinh Môn huyền thoạiKhám phá di tích lịch sử và thiên nhiên tại vùng đất Kinh Môn huyền thoại
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cổng chùa Koh Kas là địa điểm “check-in”được yêu thích nhất, là nơi đầu tiên được gắn với tên “cổng trời”. Thông thường, cổng sẽ cách chùa một quãng, đủ dài để khám phá khuôn viên quanh chùa, nhưng cũng đủ ngắn để bước chân chưa kịp mỏi. Đằng này, từ cổng, phải chạy xe hơn nửa cây số, men theo con đường dân sinh quanh co xuyên qua ruộng lúa xanh ngắt mới đến chùa.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Bên trong cổng kín đặc hoa văn vẽ tay lẫn đắp nổi bằng xi-măng, dành hẳn một phần ghi danh phật tử đã đóng góp xây dựng cổng.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cái cổng mang tông màu trầm ấm đặc trưng của Phật giáo, đậm chất hoài cổ. Nó đã rất cũ kỹ, chạm vào đâu cũng thấy loang lổ vết tích xuống cấp, minh chứng cho những tháng ngày chống chịu gió mưa khắc nghiệt của vùng đất núi.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Nhưng cũng vì thế, chiếc cổng trở nên đặc biệt trong mắt người nay. Họ cảm thấy rõ nét dòng chảy của quá khứ ngưng đọng ở hiện tại. Thời gian ngày càng bồi đắp thêm nét bí ẩn, trầm tư cho không gian kiến trúc này.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cổng chùa Khmer Nam Bộ luôn luôn được thiết kế hoa văn và họa tiết Phật giáo tinh xảo. Nóc cổng thường có 3 tháp nhỏ, được chống đỡ bởi bốn trụ vững chắc. Xung quanh đỉnh tháp là nhiều tượng rắn thần Naga, có ý nghĩa xua đuổi tà ma.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Giữa trưa nắng, một bạn sinh viên Trường Đại học. An Giang

mải mê chụp cảnh “cổng trời”, để làm bài tập chuyên ngành. Bạn say sưa bấm chụp cả trăm tấm ảnh, ở nhiều góc độ khác nhau, mong tìm ra được những góc hình ưng ý nhất.

“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cách đó vài trăm mét là cổng phụ của chùa Krang Kroch (Hàng Còng). Thời gian hầu như bào mòn tất cả đường nét, hình dáng của chiếc cổng.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Mọi chi tiết đều bị che phủ bởi rong rêu, bụi bặm, không còn hình dung được màu sắc tươi sáng ban đầu.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Khuôn viên chùa tĩnh mịch, nhưng thoáng đãng, rộng rãi, là chỗ sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt cộng đồng rất phổ biến của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer địa phương.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cổng chính của chùa Krang Kroch nằm ở một con đường khác. Chiếc cổng này không tráng lệ như cổng chùa Kok Kas, lại nằm giữa nhà cửa người dân san sát, nhưng vẫn bật lên nét độc đáo riêng có.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Từng chi tiết bức phù điêu trang trí thấm đẫm tinh hoa kiến trúc, nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Chúng cùng kể nên những chuyện diễn ra trong cuộc sống thường ngày, cuộc đời quá khứ của đức Phật, gom hoa lá cây rừng vào sự tĩnh lặng của mình...
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cổng chùa Pnompi lại giữ vai trò như chiếc cổng chào khách xa gần đến với ấp văn hóa An Thuận. Sau khi đường nhỏ hẹp vào chùa trước đây nâng cấp thành đường bê tông khang trang, rộng rãi, chiếc cổng vẫn nằm nguyên hiện trạng, thành điểm nhấn riêng có ở nơi đây.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
“Cổng trời” ở Châu Lăng
3 ngôi tháp phía trên cổng chùa tượng trưng cho Tam Bảo, tháp giữa phải lớn hơn tượng trưng cho đức Phật. Hầu hết là hình búp sen cách điệu, có thêm hoa lá trang trí sống động.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Xung quanh cổng chùa là cuộc sống thường nhật bình yên của người dân. Họ dựa vào bóng mát của cây bồ đề gần đó, dựa vào vị trí ngã ba đường “đắc địa” để mua bán thức ăn, nước uống, tạo thành nơi dừng chân mát lòng cho khách lỡ đường.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Những chiếc “cổng trời” khắp xã Châu Lăng hợp lại thành nghệ thuật kiến trúc tường rào, cổng chùa Khmer. Chúng không chỉ đơn thuần trang trí cho bề ngoài, đáp ứng công năng sử dụng, mà còn kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên với con người, giữa đời với đạo, giữa thế giới này với thế giới khác trong tôn giáo, tín ngưỡng.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cổng chùa được xây dựng to lớn, tráng lệ với mong muốn trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của mọi người, thôi thúc họ bước qua cánh cổng, đến tìm hiểu những điều thú vị khác trong chùa.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Qua khỏi cổng chùa, dường như du khách đã bước sang một thế giới khác, bởi cảm giác nhẹ nhõm, vơi đi phiền não cực nhọc, an nhiên ngắm hoa khoe sắc, đi dưới hàng cây xanh bóng mát, chiêm ngưỡng độ hài hòa của công trình kiến trúc, không gian tự tại, thanh bình.
“Cổng trời” ở Châu Lăng
Cổng chùa đánh dấu khoảng không riêng biệt thuộc về tôn giáo, nhưng lại rất gần gũi, sẵn sàng chào đón mọi người đến với mình, minh chứng bằng việc không bao giờ xây dựng cửa. Chính vì thế, hãy một lần đến với “cổng trời” ở Châu Lăng, gom góp chút bình yên cho mình!

Nguồn:“Cổng trời” ở Châu Lăng

Gia Khánh

baoangiang.com.vn