Đồng Nai: Huy động nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn
Đồng Nai: Chờ chính sách mới với điện mặt trời |
Đồng Nai: Phát triển mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch |
Làm đường giao thông nông thôn tại xã Bình Lợi (H.Vĩnh Cửu). Ảnh: B.Nguyên |
Trong đó, nội dung được tập trung trao đổi là những khó khăn cũng như giải pháp thực hiện bộ tiêu chí NTM các cấp của tỉnh giai đoạn 2021-2025 với nhiều tiêu chí yêu cầu nguồn lực lớn, thời gian dài để triển khai thực hiện.
* Cần nguồn lực lớn
Năm 2023, ngành Nông nghiệp tỉnh đặt ra nhiều mục tiêu như: tổng sản phẩm nông - lâm - thủy sản tăng khoảng 3%. Tỉnh cũng đặt mục tiêu tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách về hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, kịp thời cụ thể hóa các chính sách của Trung ương và ban hành các chính sách đặc thù của địa phương như: phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; hỗ trợ chủ thể tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP); phát triển kinh tế tập thể. Đặc biệt, đây là năm thực hiện Bộ tiêu chí NTM các cấp của tỉnh giai đoạn 2021-2025 với nhiều tiêu chí, yêu cầu cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Chủ tịch UBND tỉnh CAO TIẾN DŨNG yêu cầu, trong xây dựng NTM cần tập trung thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, nhất là để hoàn thành các tiêu chí, nội dung lớn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, người dân để tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, khơi thông nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. |
Theo Phó giám đốc Sở NN-PTNT Lê Văn Gọi, theo bộ tiêu chí các cấp về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 của Trung ương, nhiều tiêu chí, yêu cầu cần nguồn lực lớn, quyết tâm cao, thời gian dài để thực hiện như: đầu tư hạ tầng nông thôn, nước sạch nông thôn… Trong đó, những nội dung mới tỉnh chưa có mô hình thí điểm như: chỉ tiêu về tổ khuyến nông cộng đồng; tỷ lệ người dân tham gia và ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa phải đạt từ 40% trở lên; mô hình thôn, xã thông minh; có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4…Chủ tịch UBND H.Xuân Lộc Nguyễn Thị Cát Tiên cho biết, trong xây dựng NTM, huyện còn một số tiêu chí cần tập trung thực hiện là tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung; đầu tư hạ tầng giao thông… Cụ thể, theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025, huyện cần nguồn vốn lớn để nhựa hóa hoặc bê tông hóa hơn 90km đường huyện quản lý.
Theo Phó giám đốc Sở KH-ĐT Trần Vũ Hoài Hạ, dựa trên nhu cầu, đề xuất của các địa phương và từ thực tế rà soát, đánh giá về đầu tư giao thông nông thôn, Sở KH-ĐT phối hợp với Sở Tài chính sẽ tham mưu cho UBND tỉnh cân đối về ngân sách.
* Bối rối thực hiện chuyển đổi số
Các bộ tiêu chí NTM các cấp giai đoạn 2021-2025 có nhiều nội dung mới gắn với yêu cầu chuyển đổi số như: tỷ lệ người dân tham gia và ứng dụng khám, chữa bệnh từ xa đạt từ 40% trở lên; có dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; mô hình xã, thôn thông minh…, khiến các sở, ngành liên quan và các địa phương đều gặp nhiều bối rối trong công tác hướng dẫn và triển khai thực tế.
Sửa chữa hệ thống điện nông thôn tại xã Phú An (H.Tân Phú). Ảnh: B.Nguyên |
Chủ tịch UBND H.Định Quán Trần Nam Biên cho biết, để về đích huyện NTM nâng cao trong năm 2023, huyện phải nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, nhất là đầu tư hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, trường học, nước sạch nông thôn… Địa phương còn gặp trở ngại trong thực hiện các yêu cầu về chuyển đổi số nên mong được hướng dẫn kịp thời để thực hiện các nội dung như: tích hợp các cơ sở dữ liệu với các công trình thủy lợi; mô hình thôn, xã thông minh; dịch vụ công trực tuyến… để có cơ sở triển khai vào thực tế.
Chỉ ra những khó khăn trong triển khai khám, chữa bệnh từ xa, đại diện Sở Y tế cho hay, đến cuối tháng 8-2022, Bộ Y tế mới ra quyết định hướng dẫn một số tiêu chí về khám, chữa bệnh từ xa nhưng cũng chỉ đưa ra chỉ tiêu chứ chưa hướng dẫn cụ thể. Sở Y tế đã lấy ý kiến để xây dựng kế hoạch khám, chữa bệnh từ xa. Nhưng để thực hiện được nội dung này phải đảm bảo nhiều yêu cầu về hạ tầng thông tin, phía người dân cũng phải có phương tiện tham gia nên cần lộ trình để thực hiện.
Mô hình thôn, xã thông minh cũng là nội dung được nhiều địa phương quan tâm, mong được sớm hướng dẫn trong triển khai thực hiện.
Theo Phó giám đốc Sở TT-TT Võ Hoàng Khai, về mô hình thôn, xã thông minh, ngành TT-TT đã có đề xuất hướng dẫn với những tiêu chí cụ thể. Hiện nội dung này đang chờ hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt và sẽ triển khai vào thực tế thời gian tới.
Nguồn: Huy động nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn
Bình Nguyên
www.baodongnai.com.vn
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
-
Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
-
Món ngon bình dân đậm chất Huế
-
Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN
-
Hà Giang: Hướng đi mới để phát triển nông nghiệp bền vững
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027