Đồng Nai: Thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
* “Hụt hơi” ngay từ đầu năm
Theo Sở KH-ĐT, năm 2022, tổng nguồn vốn đầu công trên địa bàn tỉnh là hơn 9,4 ngàn tỷ đồng. Tính đến hết tháng 2-2022, nguồn vốn đã được giải ngân là hơn 496 tỷ đồng, đạt hơn 5,2% kế hoạch.
Ông Phan Trung Hưng Hà, Trưởng phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư, Sở KH-ĐT cho rằng, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đến cuối tháng 2-2022 đang đạt thấp. Bởi, cùng thời điểm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân của cả nước đang ở mức hơn 8,61% so với kế hoạch.
Năm 2021, trên địa bàn Đồng Nai có 23 đơn vị có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt dưới 90% kế hoạch được giao. Đặc biệt, có 4 đơn vị có kết quả giải ngân bằng 0. |
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cũng nhìn nhận, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 đến thời điểm hiện nay vẫn còn rất thấp so với mặt bằng chung của cả nước và chưa đảm bảo tiến độ giải ngân nguồn vốn theo kế hoạch vốn đã bố trí trong năm. “Nếu tình trạng này tiếp tục tiếp diễn, kết quả giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2022 sẽ lặp lại kết quả như năm 2021” - Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức nhấn mạnh.
Năm 2021, Đồng Nai đặt mục tiêu giải ngân đạt từ 90% trở lên đối với tổng nguồn vốn đầu tư công hơn 24,4 ngàn tỷ đồng. Mặc dù vậy, kết quả cuối cùng mà tỉnh đạt được trong công tác giải ngân vốn đầu tư công chỉ ở mức hơn 61% kế hoạch, thấp hơn rất nhiều mục tiêu đề ra.
Hàng loạt nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công trong năm 2021 đạt thấp đã được chỉ ra, trong đó có các nguyên nhân khách quan như: ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá vật liệu xây dựng tăng cao, 2 dự án thành phần thuộc dự án Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành tạm ngưng thực hiện…
Tuy nhiên, lý do lớn nhất khiến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2021 đạt thấp cũng đã được UBND tỉnh chỉ rõ chủ yếu đến từ các nguyên nhân chủ quan.
“Nút thắt” lớn nhất khiến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt thấp trong năm 2021 chính là những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Ông Ngô Thế Ân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh cho hay, trong 3 nhóm nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công gồm: công tác giải phóng mặt bằng, bất cập chính sách và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thì nguyên nhân lớn nhất vẫn là công tác giải phóng mặt bằng còn chậm.
Đồng thuận với nhận định này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cũng cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Từ đó, gây khó khăn cho công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công. “Đa số các dự án đều gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng” - Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức nhìn nhận.
Bên cạnh “điểm nghẽn” về công tác giải phóng mặt bằng, hạn chế về năng lực của các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn và sự phối hợp thiếu nhịp nhàng trong công tác thẩm định hồ sơ cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân “níu” tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Trong đó, tình trạng “trả đi trả lại” hồ sơ làm kéo dài thời gian thực hiện các dự án diễn ra khá phổ biến.
Cùng với đó, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, thực tế quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh cũng cho thấy, nhiều chủ đầu tư còn hạn chế trong công tác chỉ đạo điều hành. Người đứng đầu các cơ quan còn thiếu quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc và chậm xây dựng đường gantt công việc để theo dõi bám sát.
* “Thúc” tiến độ giải ngân
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp cũng như tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, việc tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư công được xem là một trong những giải pháp trụ cột để tăng trưởng về kinh tế của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng.
Đồng thuận với nhận định này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cũng cho rằng, công tác giải phóng
Năm 2021, trên địa bàn Đồng Nai có 23 đơn vị có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt dưới 90% kế hoạch được giao. Đặc biệt, có 4 đơn vị có kết quả giải ngân bằng 0. |
mặt bằng chậm đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Từ đó, gây khó khăn cho công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư công. “Đa số các dự án đều gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng” - Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức nhìn nhận.
Bên cạnh “điểm nghẽn” về công tác giải phóng mặt bằng, hạn chế về năng lực của các nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn và sự phối hợp thiếu nhịp nhàng trong công tác thẩm định hồ sơ cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân “níu” tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công. Trong đó, tình trạng “trả đi trả lại” hồ sơ làm kéo dài thời gian thực hiện các dự án diễn ra khá phổ biến.
Cùng với đó, theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, thực tế quá trình thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2021 trên địa bàn tỉnh cũng cho thấy, nhiều chủ đầu tư còn hạn chế trong công tác chỉ đạo điều hành. Người đứng đầu các cơ quan còn thiếu quyết liệt, thiếu kiểm tra, đôn đốc và chậm xây dựng đường gantt công việc để theo dõi bám sát.
* “Thúc” tiến độ giải ngân
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp cũng như tình hình thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội, việc tăng tốc giải ngân nguồn vốn đầu tư công được xem là một trong những giải pháp trụ cột để tăng trưởng về kinh tế của cả nước nói chung và Đồng Nai nói riêng.
Nguồn: Thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Phạm Tùng
baodongnai.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027