Đồng Nai: Tìm giải pháp cho nguồn nhân lực ngành Du lịch
Đồng Nai: Hạt gạo tình thương giúp người khó khăn |
Đồng Nai: Thêm quỹ đất cho dự án nhà ở giá rẻ |
Hướng dẫn viên giới thiệu về Đền thờ liệt sĩ TP.Long Khánh với khách du lịch. Ảnh: N.Liên |
Với yêu cầu đó, thời gian qua, đặc biệt là vài năm trở lại đây, ngành Du lịch Đồng Nai đầu tư khá mạnh cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành Du lịch, nhất là lực lượng phục vụ du lịch tại các địa phương, các điểm đến du lịch cộng đồng…
* Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu
Theo đánh giá từ Sở VH-TTDL, toàn tỉnh hiện có khoảng 4,5 ngàn lao động trực tiếp và khoảng 8,7 ngàn lao động gián tiếp phục vụ trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh hiện nay còn thiếu và yếu về kỹ năng, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ, đặc biệt là người lao động ở các cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng, thuyết minh du lịch ở các di tích lịch sử.
Theo đánh giá của một công ty du lịch lữ hành trong và ngoài tỉnh, Đồng Nai có nhiều điểm đến thú vị, ngoài cảnh đẹp thiên nhiên, Đồng Nai còn có nhiều công trình văn hóa, lịch sử, di tích… Tuy nhiên, Đồng Nai vẫn chưa khai thác hết tiềm năng trên, các điểm đến, đặc biệt là khu di tích, văn hóa… chưa có bộ thuyết minh chuẩn cho từng di tích, đây là điểm quan trọng mà các di tích cần có để tạo ấn tượng với du khách. Qua các bộ thuyết minh góp phần cho các di tích có thể “sống” lại, phát huy giá trị về văn hóa, lịch sử.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Đồng Nai Trần Đăng Ninh cho rằng, bài toán về nguồn nhân lực du lịch của Đồng Nai thời gian qua nhận được sự quan tâm lớn từ các cấp lãnh đạo tỉnh. Với vai trò kết nối, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, HHDL Đồng Nai đã kết nối, phối hợp với Sở VH-TTDL thực hiện các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho các doanh nghiệp, điểm đến. Cùng với đào tạo nguồn nhân lực hướng đến chuyên nghiệp, HHDL cũng đang hỗ trợ các địa phương hình thành tổ tình nguyện viên du lịch địa phương, lấy lực lượng chính là thanh niên, lao động làm việc tại các điểm du lịch có đam mê, yêu thích du lịch, có sự am hiểu văn hóa, lịch sử địa bàn để hỗ trợ các điểm đến, khách du lịch nhỏ lẻ tự đi du lịch đến những điểm đến có chất lượng, thậm chí có thể làm hướng dẫn viên cho du khách muốn tham quan.
* Bàn giải pháp cho nguồn nhân lực
Hiện nay, một số doanh nghiệp có quy mô lớn như: Công ty CP Du lịch Đồng Nai, Khách sạn The Mira Central Park, Công ty CP Thành phố du lịch sinh thái Sơn Tiên… có trên 50% người lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch, còn lại nhiều khu, điểm du lịch còn tận dụng nguồn lực trong gia đình hoặc tại địa phương, chưa có kiến thức về làm du lịch.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Sở VH-TTDL đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; quản trị DN vừa và nhỏ, nghiệp vụ hướng dẫn tại điểm du lịch cho gần 500 học viên là cán bộ chủ chốt và các đơn vị kinh doanh du lịch. |
Để nâng chất lượng cho nguồn nhân lực của Đồng Nai, thời gian qua, Đồng Nai đẩy mạnh nâng cấp, đào tạo nguồn nhân lực địa phương với nhiều lớp tập huấn các kỹ năng về du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch nhỏ lẻ, quy mô gia đình, nhóm nhỏ. Cùng với đào tạo nguồn nhân lực, ngành Du lịch còn kết hợp với nhiều chuyên gia, đơn vị khai thác du lịch chuyên nghiệp thực hiện khảo sát về du lịch Đồng Nai để xác định rõ những mặt mạnh, yếu, bàn giải pháp nâng chất cho ngành Du lịch, khai thác thế mạnh riêng của từng địa phương. Đánh giá về hướng phát triển nhân lực ngành Du lịch thời gian tới, Phó giám đốc Sở VH-TTDL Nguyễn Thị Mộng Bình cho biết, đào tạo, nâng cấp nguồn nhân lực là một trong những giải pháp tạo nền móng cho ngành Du lịch phát triển bền vững và chuyên nghiệp để bắt kịp xu hướng du lịch hiện nay. Với tâm thế đó, nhiều nhân viên, hộ kinh doanh du lịch đã và đang từng bước được tham gia học tập, chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia cũng như đi thực tế ở nhiều tỉnh, thành.
Bà Bình chia sẻ: “Thời gian tới, Sở VH-TTDL sẽ tiếp tục tập trung vào vấn đề này để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch địa phương, đặc biệt là khi các dự án lớn trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động sẽ cần rất nhiều nhân sự có trình độ cao, chuyên nghiệp, đạt chuẩn quốc tế”.
Nguồn: Tìm giải pháp cho nguồn nhân lực ngành Du lịch
Ngọc Liên
baodongnai.com.vn
-
Đà Lạt tổ chức Lễ hội Áo dài tại Festival Hoa lần thứ X
-
Khánh Hòa: Nhiều cơ hội mới cho doanh nhân
-
Hà Giang: Thầm lặng nghề lưu giữ những trang tài liệu lịch sử
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
-
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50