Giá tiêu hôm nay 27/7: Mỹ chuyển hướng nhập tiêu Brazil thay vì tiêu Việt - Không đáng lo

08:40 | 27/07/2021

|
Giá tiêu hôm nay 27/7 trong khoảng 72.500 - 75.000 đồng/kg. Giá tiêu Ấn Độ giảm nhẹ trong khi thị trường trong nước trầm lắng do Covid-19.
Giá tiêu hôm nay 26/7: Kỳ vọng giá tăng lên 80.000 đồng/kg ngay khi kết thúc giãn cách xã hộiGiá tiêu hôm nay 26/7: Kỳ vọng giá tăng lên 80.000 đồng/kg ngay khi kết thúc giãn cách xã hội
Giá tiêu hôm nay 25/7: Lo tích trữ từ sớm, tiêu xuất khẩu vẫn trụ vững trong đại dịch Covid-19Giá tiêu hôm nay 25/7: Lo tích trữ từ sớm, tiêu xuất khẩu vẫn trụ vững trong đại dịch Covid-19
Giá tiêu hôm nay 27/7: Mỹ chuyển hướng nhập tiêu Brazil thay vì tiêu Việt - Không đáng lo
Giá tiêu hôm nay 27/7: Mỹ chuyển hướng nhập tiêu Brazil thay vì tiêu Việt - Không đáng lo

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 72.500 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 75.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu ổn định so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Hiện thị trường giao dịch đang trầm lắng do một loạt các tỉnh phía Nam áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch Covid-19.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), thời gian gần đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã chuyển hướng nhập khẩu hạt tiêu từ Brazil vì chất lượng không quá chênh lệch so với hạt tiêu của Việt Nam. Đồng thời, chi phí vận chuyển từ Brazil đến Mỹ chỉ bằng 1/3 và đến EU chỉ bằng 1/10 so với từ Việt Nam. Như vậy tình trạng thiếu container rỗng khiến giá tàu biển tăng cao đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu khá ổn định của Việt Nam.

Theo trang peppertrade, vụ thu hoạch của Indonesia năm nay diễn ra muộn hơn so với dự kiến do dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nước này. Với năng suất giảm, sản lượng tiêu dành cho xuất khẩu của Indonesia năm nay dự kiến vào khoảng 10 - 15 nghìn tấn (tổng sản lượng hạt tiêu đạt khoảng 30 nghìn tấn nhưng tiêu thụ nội địa chiếm một nửa với 15 nghìn tấn). Xuất khẩu từ Indonesia cũng đang có những hạn chế nhất định bởi tình trạng thiếu container và giá cước vận tải tăng cao.

Còn tại Brazil, vụ thu hoạch tiêu thứ hai của nước này dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 với sản lượng khoảng 25 nghìn tấn. Tuy việc giao hàng nhanh nhưng giá cao hơn so với Việt Nam. Đồng Real của Brazil thời điểm cuối tháng 6 tăng giá khá mạnh so với USD và đạt mức cao nhất 1 năm, do đó nhiều khả năng giá tiêu từ Brazil sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu của Mỹ trong những tháng đầu năm nay vẫn tương đối tốt. Theo số liệu từ Ủy Ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ trong tháng 5 tăng lên mức cao nhất trong vòng một năm qua với 8,5 nghìn tấn, nâng tổng nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ trong 5 tháng đầu năm lên 35,6 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ.

Như vậy có thể thấy trong giai đoạn giá cước tàu biển cao như hiện nay, thị trường Mỹ tăng nguồn cung từ Brazil chỉ là giải pháp tình thế, bởi thực tế, sản lượng tiêu của quốc gia này thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu cả năm của Mỹ. Sản lượng tiêu năm nay của Việt Nam dù dự báo giảm 30% cũng được mức 180 - 200 nghìn tấn.

Khi lượng tiêu của Brazil vơi đi, tình trạng giá cước vận tải được cải thiện thì tiêu Việt Nam lại tiếp tục thể hiện vị thế số 1 về ngành hàng này trên thế giới.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 125 rupee/tạ, ở mức 41.700 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 22/7/2021 đến ngày 28/7/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 311,39 VND/INR.

Nguồn: Giá tiêu hôm nay 27/7: Mỹ chuyển hướng nhập tiêu Brazil thay vì tiêu Việt - Không đáng lo

Văn Thanh

kinhtedothi.vn