Giá xăng dầu hôm nay 11/7: Thoát đà lao dốc, lấy đà tăng mạnh
Giá xăng dầu hôm nay 9/7: Lấy lại đà tăng mạnh |
Giá xăng dầu hôm nay 8/7: Mất giá mạnh, dầu Brent tụt sâu về mức 73 USD |
Tuần qua, giá dầu thế giới bị chi phối mạnh bởi những thông tin xung quanh cuộc họp sản lượng của OPEC+ với sự bất đồng giữa UAE và Saudi Arabia.
Ngay trong phiên giao dịch đầu tư, sự bế tắc của OPEC+ trong việc đi đến một thoả thuận sản lượng đã tạo tâm lý thận trọng trên thị trường dầu thô, qua đó khiến giá dầu thế giới giảm nhẹ.Có nguồn tin thì cho rằng OPEC+ sẽ thực hiện tăng thêm sản lượng khai thác 400 ngàn thùng/ngày kể từ tháng 8/2021 đến hết tháng 12/2021. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng OPEC+ sẽ không vội điều chỉnh mức sản lượng hiện nay khi mà các yếu tố rủi ro về dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế… còn rất lớn.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng 5/7, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 74,31 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 76,14 USD/thùng.
Nhưng khi thông tin cuộc họp sản lượng của OPEC+ kết thúc mà không đi đến bất kỳ thoả thuận nào và mâu thuẫn nội bộ của OPEC được bộc lộ, giá dầu thế giới đã quay đầu giảm mạnh khi thị trường lo ngại thoả thuận sản lượng bị phá vỡ, các nhà sản xuất sẽ tăng mạnh nguồn cung dầu, đặc biệt là sự gia tăng sản lượng từ các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ.
Theo các thông tin được phát đi, Saudi Arabia, với sự hậu thuẫn của các thành viên OPEC+, trong đó có Nga, cho rằng liên minh cần tiếp tục nâng sản lượng trong những tháng tới và gia hạn thoả thuận cho tới cuối năm 2022 nhằm mục đích bình ổn thị trường dầu. Còn UAE thì có quan điểm phản đối việc gia hạn thoả thuận và chỉ đồng ý nâng sản lượng trong ngắn hạn và đưa ra những điều khoản tốt hơn cho mình trong năm 2022.
Giới phân tích cho rằng, động thái của Mỹ sẽ đặt các nước xuất khẩu dầu mỏ của OPEC+ trước 2 lựa chọn: Một là duy trì mức sản lượng hiện tại và chấp nhận nhường thị phần cho Mỹ. Hai là chấp nhận tăng sản lượng, giảm lợi nhuận để cạnh tranh thị phần với Mỹ.
Việc giá dầu tăng cao cũng là điều chính quyền Tổng thống Joe Biden không mong muốn khi nó có thể kéo lạm phát gia tăng bởi nhu cầu đi lại của người dân Mỹ đang phục hồi mạnh.
Bên cạnh đó, mức sản lượng 1,5 triệu thùng/ngày của Iran cũng đang sẵn sàng trở lại thị trường nếu như các lệnh trừng phạt của Mỹ được gỡ bỏ.
Trong khi nguồn cung dầu có khả năng tăng mạnh thì về phía cầu, diễn biến của dịch Covid-19 đã dấy lên nhiều lo ngại về quá trình cải thiện nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng 8/7, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 71,23 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,21 USD/thùng.
Tuy nhiên, khi mà những lo ngại về nguy cơ cung dầu sẽ tăng mạnh thì loạt dữ liệu về dự trữ dầu thô của Mỹ và nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giúp giá dầu thế giới vượt áp lực, lấy lại đà tăng mạnh.
Theo báo cáo được Viện Dầu mỏ Mỹ (API) phát đi ngày 7/7, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 2/7 đã giảm 7,983 triệu thùng. Lượng dầu tồn kho của Mỹ cũng giảm mạnh tới 8,153 triệu thùng, vượt rất xa con số dự báo giảm 4,686 triệu thùng được các nhà phân tích đưa ra trước đó.
Còn theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô và xăng của Mỹ giảm mạnh, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2019. Cụ thể, dự trữ dầu thô trong tuần tính đến ngày 2/7, dự trữ dầu thô giảm 6,9 triệu thùng, xuống còn 445,5 triệu thùng, là mức dự trữ thấp nhất kể từ tháng 2/2020, và cao hơn mức dự báo giảm 4 triệu thùng được đưa ra trước đó. Đặc biệt, dự trữ xăng của Mỹ đã giảm tới 6,1 triệu thùng, vượt rất xa con số kỳ vọng 2,2 triệu thùng của giới chuyên gia.
Ở diễn biến khác, trong báo cáo hàng tháng mới nhất, OilX cho biết, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 6 đạt mức trung bình 10,54 triệu thùng/ngày, tăng 8,81% so với tháng trước đó. Tồn kho dầu của Trung Quốc cũng được ghi nhận giảm đáng kể khi từ tháng 4/2021 khi đã giảm từ 436 triệu xuống còn 414 triệu thùng.
Trung Quốc hiện vẫn đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau đại dịch bởi vậy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có các sản phẩm từ dầu thô, là rất lớn. Bởi vậy, theo giới phân tích, khi mà nhu cầu tăng, nguồn dự trữ giảm, và các nhà máy lọc dầu được khôi phục hạn ngạch nhập khẩu, Trung Quốc sẽ buộc phải nhập khẩu một lượng lớn dầu thô thời gian tới.
Thông tin Nga đang nỗ lực hàn gắn mâu thuẫn giữa Saudi Arabia và UAE nhằm cứu vẫn một thoả thuận sản lượng của OPEC+ cũng khiến những lo ngại về nguy cơ các nước xuất khẩu dầu OPEC sẽ phá vỡ sản lượng, tăng mạnh nguồn cung… hạ nhiệt.
Ngoài ra, đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm mạnh cũng là những nhân tố hỗ trợ giá dầu ngày 11/7 khép tuần giao dịch với xu hướng tăng mạnh.
Chốt tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2021 đứng ở mức 73,85 USD/thùng, tăng 1,63 USD/thùng trong phiên. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2021 đứng ở mức 75,57 USD/thùng, tăng 1,45 USD/thùng trong phiên.
Mặc dù tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch cuối tuần nhưng tính chung trong tuần giao dịch, giá dầu thế giới trong tuần giao dịch từ ngày 5/7 vẫn giảm và là tuần giảm đầu tiên sau 6 tuần tăng giá liên tiếp.
Với những diễn biến trong 2 phiên giao dịch ngày 8 và 9/7, giá dầu hôm nay ghi nhận nhận định giá dầu thế giới tuần tới sẽ duy trì đà tăng nhẹ và chờ tín hiệu từ OPEC+. Và nếu mâu thuẫn giữa Saudi Arabia và UAE được hàn gắn, OPEC+ đi đến một hoả thuận, sản lượng dầu thô vẫn được kiểm soát, giá dầu sẽ tiến đỉnh 3 năm.
Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 19.760 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 20.916 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 16.119 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 15.051 đồng/lít và giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.449 đồng/kg.
Nguồn: Giá xăng dầu hôm nay 11/7: Thoát đà lao dốc, lấy đà tăng mạnh
Hà Lê
petrotimes.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 28/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
-
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Nhiều ý kiến trái chiều
-
Cầu thủ thứ ba ghi được 100 bàn thắng tại Champions League
-
Top 10 chân sút vĩ đại nhất mọi thời đại
- VCCI đề xuất giảm 2% thuế VAT cho tất cả hàng hóa
- VIETRAMED EXPO 2024: Cơ hội xúc tiến thương mại cho thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
-
Ông Đoàn Quốc Huy giữ chức Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc BIM Group
-
Cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi "nóng" trở lại
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Hoa hậu Khánh Vân tiếp tục tung ảnh cưới 'cực slay' ở Thái Lan
-
PV Trans được dự báo có nhiều triển vọng sau khi mở rộng đội tàu mạnh mẽ
-
Song Joong Ki và bà xã ngoại quốc chào đón thêm một tiểu công chúa
-
Âu Hà My tái hôn, dân mạng tò mò danh tính "đàng trai"
-
Phân tích và dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu