Hé mở về Cường Thịnh Thi Group
Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình đã có những bước chuyển mình rõ nét, các nguồn lực đầu tư đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đóng góp cho sự thăng hạng này phải kể đến khối doanh nghiệp có "hộ khẩu" tại địa bàn như Xuân Trường, Xuân Thành, Hoàng Phát Vissai, hay CTCP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi (Cường Thịnh Thi Group), vốn có xuất phát điểm là một nhà thầu xây lắp.
Ảnh: Internet |
Được thành lập vào năm 2004 với xuất phát điểm là nhà thầu xây lắp, Cường Thịnh Thi dưới sự chèo lái của doanh nhân Vũ Trường Thi (SN 1967) đã phát triển nhanh chóng và nằm trong top doanh nghiệp tiềm lực hàng đầu Ninh Bình.
Tính tới tháng 9/2014, Cường Thịnh Thi có vốn điều lệ 1.189 tỷ đồng, trong đó ông Vũ Trường Thi sở hữu tới 88,4% vốn điều lệ. Phần vốn còn lại được nắm giữ bởi các cổ đông gồm: Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đại Sơn (2,79%); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Bình Tây (2,79%); Công ty TNHH Cường Thịnh Thi 189 (2,79%) và ông Đinh Văn Phi (3,22%). Cuối năm 2017, công ty này tăng vốn lên mức 1.689 tỷ đồng và cập nhật tại ngày 16/10/2019 là 1.989 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT là ông Vũ Trường Thi.
Bên cạnh vốn điều lệ khủng, hệ sinh thái của Cường Thịnh Thi còn phủ sóng tại loạt doanh nghiệp là Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Bắc Hà, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Thăng Long, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đông Bắc, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Đại Hiệp, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Trường Sơn, Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Tây Bắc, Công ty TNHH Phúc Lộc Cường Thịnh Thi, Công ty TNHH Xây dựng và khai thác hạ tầng Lam Sơn Sao Vàng,…
Là doanh nghiệp lớn nhưng lại rất kín tiếng, tên tuổi của Cường Thịnh Thi mới bắt đầu được chú ý hơn khi tham gia đấu giá 3,64 triệu cổ phần của CTCP Du lịch Kim Liên do SCIC đem bán đấu giá vào năm 2015. Dù rằng cuộc chơi nghìn tỷ ở Khách sạn Kim Liên chỉ có một 'tay chơi' thắng cuộc, đó là Thaigroup của đại gia đồng hương Ninh Bình Nguyễn Đức Thụy (‘bầu’ Thụy), song tiềm lực của ông chủ Vũ Trường Thi nhìn từ thương vụ đó, có thể hình dung là không hề nhỏ.
Lưu ý rằng, dù tiềm lực là vấn đề không phải bàn cãi, song Tập đoàn Cường Thịnh Thi lại thường song hành với các đối tác quen mặt trong những dự án hay gói thầu lớn, như Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc (Ninh Bình), Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Trung (Ninh Bình), Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Miền Trung (Thanh Hóa)...
Riêng năm 2020, Cường Thịnh Thi đã tham gia nhiều gói thầu xây dựng với tổng giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Trong đó, tại dự án tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, liên danh Cường Thịnh Thi - Công ty TNHH Nhạc Sơn - CTCP Hải Đăng đã trúng “Gói thầu XL02: Thi công xây dựng đoạn Km154+000 - Km168+000, nút giao Chợ Lầu và hệ thống ATGT đoạn Km134+000 - Km168+000” thuộc “Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết” với giá 899,5 tỷ đồng (giá gói thầu là 901,5 tỉ đồng).
Liên danh Cường Thịnh Thi - Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Định An trúng “Gói thầu số 11-XL: Thi công xây dựng đoạn Km289+500 - Km301+000” thuộc “Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45” với giá trúng thầu 852,3 tỷ đồng (giá gói thầu là 949 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, tháng 2/2020, liên danh Cường Thịnh Thi - CTCP Tập đoàn xây dựng Miền Trung - CTCP Cầu đường Long Biên - Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP cũng trúng gói thầu “Xây lắp hoàn thiện đoạn từ Km0+000 đến Km4+787,24 (Bao gồm cầu vượt QL51, nút giao QL51 và cầu Rạch Tre)” thuộc dự án “Đường 991B từ QL51 đến hạ lưu cảng Cái Mép, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” với giá 747,9 tỷ đồng (giá gói thầu là 934,8 tỷ đồng).
Mới đây nhất, Cường Thịnh Thi cùng với CTCP Tập đoàn Xây dựng Miền Trung đã bắt tay nhau triển khai dự án khai thác hạ tầng Khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng quy mô 121ha, có tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng tại tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh bất động sản, Cường Thịnh Thi cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Theo đó, tháng 9/2018, Cường Thịnh Thi (liên doanh với Super Energy Group Company Limited) đã được UBND tỉnh Sóc Trăng lựa chọn làm chủ đầu tư thực hiện dự án điện gió tại Vị trí số 2 theo quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đến ngày 3/12/2018, doanh nghiệp dự án là Công ty THNH Điện gió Sóc Trăng được thành lập với vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Trong đó, Cường Thịnh Thi sở hữu 100% vốn. Sau đấy đến tháng 4/2021, công ty này tăng vốn lên mức 296,3 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2018, Cường Thịnh Thi đã góp vốn thành lập hai pháp nhân là CTCP Điện mặt trời Thành Vinh và CTCP Điện gió Sóc Trăng.
Trong đó, CTCP Điện mặt trời Thành Vinh là doanh nghiệp dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Thuận Nam 12 với công suất lắp đặt 49,92 MWp được xây dựng tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Công ty này có vốn điều lệ 289 tỷ đồng, Cường Thịnh Thi đóng góp 40%, số còn lại được chia đều cho hai đối tác là Tập đoàn xây dựng Miền Trung và Công ty TNHH Cường Thịnh Thi Nam Việt.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Thương vụ kín tiếng của Cường Thịnh Thi
Bên cạnh xây dựng, bất động sản hay năng lượng tái tạo, ít ai biết Cường Thịnh Thi còn tay ngang sang sản xuất xi măng - lĩnh vực giàu tiềm năng bởi nguồn trữ lượng nguyên liệu dồi dào với CTCP Xi măng Long Thành. Đây là chủ đầu tư Dự án Nhà máy Xi măng quy mô 704.308 m2 tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng và thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Dữ liệu Nhadautu.vn thể hiện, Xi măng Long Thành được thành lập vào năm 2008 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập gồm CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển Tân Đông Phương (15%), CTCP Đông Nam Á (10%) và CTCP Phát triển Hạ Tầng Tân Tạo (75%). Cập nhật tại ngày 14/3/2021, vốn điều lệ của công ty này đã tăng lên mức 1.000 tỷ đồng, trong đó, Cường Thịnh Thi nắm giữ đến 50% VĐL, số còn lại do CTCP Đầu tư và Phát triển Xuân Thủy – công ty của ông Nguyễn Xuân Thủy (bầu Thủy), cùng hai cá nhân họ Vũ là Vũ Chí Công và Vũ Thị Thanh Huyền nắm giữ.
Đến ngày 19/5/2021, Xi măng Long Thành đã huy động 200 tỷ đồng qua kênh trái phiếu kỳ hạn 15 năm để tài trợ chi phí xây dựng, mua sắm máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất thuộc Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng Long Thành. Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là quyền sử dụng đất của ông Vũ Trường Thi, bà Đinh Thị Tuyến, cổ phần tại Xi măng Long Thành thuộc sở hữu của các cổ đông là Cường Thịnh Thi, CTCP Đầu tư và Phát triển xuân Thủy, Vũ Chí Công và bà Vũ Thị Thanh Huyền.
Cường Thịnh Thi Group làm ăn ra sao?
Theo BCTC riêng lẻ, giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của Cường Thịnh Thi Group luôn duy trì trên mức nghìn tỷ và đạt đỉnh vào năm 2016 với 2.156 tỷ đồng. Riêng năm 2019, doanh thu thuần của công ty là 1.636 tỷ đồng, tuy nhiên hiệu suất kinh doanh vẫn ở mức khiêm tốn khi chỉ thu về 7,9 tỷ đồng lợi nhuận thuần. Bên cạnh đó, quy mô tổng tài sản của Cường Thịnh Thi cũng tăng trưởng khá mạnh trong những năm qua, tại ngày 31/12/2019, chỉ tiêu này đã đạt mức 3.953 tỷ đồng, còn vốn chủ sở hữu là 2.006 tỷ đồng.
Nguồn: Hé mở về Cường Thịnh Thi Group
Khánh An
Nhà Đầu tư
-
Á hậu Bùi Khánh Linh diện đầm táo bạo tại Miss Intercontinental 2024
-
Harry Kane phá kỷ lục ghi bàn "nhanh như chợp" của Erling Haaland
-
NSƯT Quyền Văn Minh tái ngộ khán giả
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin kém vui từ đối thủ Hàn Quốc
-
Quang Hải đón vinh dự đặc biệt ở đội tuyển Việt Nam?
-
Phân tích và dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027
-
Phân tích và dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu