Hội thảo quốc tế về Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương
Hội thảo “Vai trò của xử lý khủng hoảng trong công tác ngoại giao kinh tế tại địa bàn Trung Đông - châu Phi” |
Tác động của Hội nhập quốc tế và CMCN 4.0 đến quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền |
Hội thảo có sự tham dự của ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam; Bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ kiêm Giám đốc UNDP khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cùng các vị đại biểu, các đồng nghiệp đến từ các Bộ, ngành, các đối tác phát triển và các cơ quan LHQ.
Toàn cảnh buổi Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho rằng với chủ trương lấy “nhân dân làm trung tâm, chủ thể”, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo đảm quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nội dung về bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên. Việt Nam đã và đang nỗ lực giải quyết các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế qua các cam kết nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Ông Đỗ Hùng Việt - Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc Hội thảo |
Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam, bà Pauline Tamesis cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và thiên tai nhất trên thế giới với các mức độ thiệt hại lớn, ước tính biến đổi khí hậu có thể làm giảm thu nhập quốc dân tới 3,5% vào năm 2050. Cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ ngày một nóng lên và nước biển dâng.
Đồng thời bà cũng đánh giá cao Việt Nam đang trên con đường đạt được các mục tiêu đầy tham vọng là đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 trước năm 2050 và loại bỏ dần than vào những năm 2040 và hy vọng vào một tương lai toàn diện, công bằng cho con người và hành tinh với cam kết của Chính phủ ở cấp cao nhất, sự hợp tác có ý nghĩa và sự tham gia của tất cả các bên liên quan cũng như với tầm nhìn chung về thúc đẩy cả hành động về khí hậu và nhân quyền.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú của LHQ tại Việt Nam phát biểu |
Bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ kiêm Giám đốc Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Bộ Ngoại giao và Chính phủ Việt Nam tại Khóa họp lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva và sự tham gia tích cực của các tổ chức phi chính phủ cùng những đối tác thanh niên. Bà nhấn mạnh những giải pháp xanh và phát triển bền vững cần phải được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc về quyền con người và bình đẳng, tiếp tục đảm bảo quyền con người cho tất cả công dân Việt Nam, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu.
UNDP khẳng định mạnh mẽ cam kết ủng hộ Chính phủ Việt Nam, lĩnh vực tư nhân và xã hội dân sự trong đảm bảo quá trình hoạch định chính sách nhằm thích ứng, ứng phó với biển đổi khí hậu và các chính sách môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn về quyền con người. Cam kết phát thải ròng bằng 0 tới năm 2050 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở mục tiêu, mà còn bao gồm cách tiếp cận - đó phải là cách tiếp cận toàn diện, đảm bảo sự tham gia đầy đủ, không bỏ lại ai ở phía sau.
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, phiên thảo luận bàn tròn diễn ra với sự tham gia của các vị đại biểu, các Bộ, ngành, các đối tác phát triển và đại diện đến từ các tổ chức xã hội, giới học giả về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 của Việt Nam; Tác động của biến đổi khí hậu tới quyền của các nhóm dễ bị tổn thương ở Việt Nam và nỗ lực của Chính phủ trong vấn đề này; Biến đổi khí hậu và quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: kinh nghiệm và thực tiễn tốt của Liên minh châu Âu; Tiếng nói của thanh niên trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu; Phát triển nông thôn bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu: vai trò của cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ, trong đó có vai trò của phụ nữ... Đây là một trong những cơ sở quan trọng để bổ sung, hoàn thiện và giúp Việt Nam chuẩn bị tốt hơn khi tham gia vào Hội đồng Nhân quyền trong thời gian sắp tới.
Ánh Ngọc
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11