Hút bao nhiêu bao thuốc/năm sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi?
![]() |
![]() |
Những ai thuộc diện nguy cơ cao?
Theo Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn với các triệu chứng trên lâm sàng như: ho, đau ngực, khó thở, sút cân... Mặc dù đã có nhiều tiến bộ vượt bậc trong chẩn đoán sớm và điều trị, tuy nhiên, chỉ khoảng 19% bệnh nhân ung thư phổi nói chung có thời gian sống thêm ≥ 5 năm ở tất cả các giai đoạn được chẩn đoán.
Đối với giai đoạn IV, thời gian sống thêm 5 năm rất thấp, chỉ khoảng 2%. Với tiên lượng xấu như vậy, bài toán được đặt ra không chỉ dừng lại ở vấn đề điều trị khi đã phát hiện ra bệnh mà dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Các báo cáo hiện nay cho thấy, có đến 80 - 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến tiền sử hút thuốc, người bệnh hút thuốc chủ động hay thụ động (tức là thường xuyên hít phải khói thuốc do người khác hút xả ra) đều có nguy cơ mắc ung thư phổi ngang nhau. Do đó, bỏ hút thuốc và nói không với thuốc lá, thuốc lào là điều tiên quyết để tránh nguy cơ mắc ung thư phổi.
![]() |
Các yếu tố khác được đề cập đến như ô nhiễm môi trường bởi khói bụi, hóa chất, ô nhiễm thực phẩm… cũng tiềm ẩn nguy cơ mắc các loại ung thư trong đó có ung thư phổi. Đây là những yếu tố mà mỗi chúng ta có thể chủ động cải thiện để giảm nguy cơ ung thư cho bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Hiệp hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ và Mạng lưới ung thư quốc gia của Hoa Kỳ đã khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi cho các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao là người có độ tuổi 55 - 74 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá ít nhất 30 bao/năm, hiện tại đang hút thuốc lá hoặc đã bỏ chưa quá 15 năm, có sức khỏe tương đối tốt. Người có tuổi từ 50 trở lên, có tiền sử hút thuốc ít nhất 20 bao/năm và có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá thụ động, tiền sử gia đình, tiếp xúc khói bụi độc hại, có bệnh phổi mạn tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Với các trường hợp có yếu tố nguy cơ ở mức độ trung bình và mức độ thấp, không khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi.
Các trường hợp có yếu tố nguy cơ trung bình là người từ 50 tuổi trở lên, có tiền sử hút thuốc lá ít nhất 20 bao/năm nhưng không kèm theo các yếu tố nguy cơ khác.
Các trường hợp có yếu tố nguy cơ thấp là người dưới 50 tuổi, có tiền sử hút thuốc dưới 20 bao/năm.
Sàng lọc ung thư phổi bằng cách nào?
Việc sàng lọc ung thư phổi bằng X-quang ngực chuẩn và tìm tế bào ác tính trong đờm đã được thực hiện từ những năm 1940. Những nghiên cứu lúc bấy giờ đã chỉ ra rằng, việc sàng lọc ung thư giúp thêm nhiều ca được chẩn đoán ung thư phổi, tăng tỉ lệ bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn sớm và một tỉ lệ lớn bệnh nhân giai đoạn sớm có thời gian sống thêm trên 5 năm. Tuy nhiên, các phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, tức là khả năng phát hiện các trường hợp bị ung thư kém và dễ bỏ sót cả những bệnh nhân bị ung thư phổi thực sự.
Chụp cắt lớp vi tính liều thấp là một lựa chọn hiện nay được ưu tiên để sàng lọc ung thư phổi. Thay vì phải sử dụng liều chiếu cao và chụp trong thời gian dài như chụp cắt lớp vi tính thường quy, chụp cắt lớp vi tính liều thấp chỉ dùng liều chiếu 0,15 mSv trong vòng 15 giây để chụp xong một ca và khả năng phát hiện tổn thương nghi ngờ ác tính ở phổi của nó là tương đương với chụp cắt lớp vi tính ngực thường quy. Hiện nay, người ta coi đây là phương pháp chuẩn để sàng lọc ung thư phổi.
Về vai trò của các dấu ấn ung thư (tumour markers): Trong ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng thường có các dấu ấn ung thư bản chất là peptide được tiết ra bởi các tế bào ung thư, chúng thường không có hoặc có với nồng độ rất thấp trong huyết thanh của người bình thường. Sự xuất hiện bất thường của các chất này trong huyết thanh có thể là chỉ điểm đến sự xuất hiện của một loại ung thư trong cơ thể, từ đó gợi ý cho các bác sĩ kết hợp các biện pháp chẩn đoán khác để đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, dù các dấu ấn ung thư này có giá trị bình thường cũng không thể loại trừ được khả năng người bệnh nhân có ung thư phổi. Vì vậy, mục đích chính của các dấu ấn ung thư là chỉ số có ý nghĩa trong theo dõi, đánh giá đáp ứng của ung thư với các biện pháp điều trị, có vai trò chính trong tiên lượng bệnh. Trong ung thư phổi, các loại dấu ấn ung thư thường được sử dụng bao gồm: CEA, Cyfra 21-1, SCC, NSE, Pro-GRP.
Những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đang nghiên cứu về vai trò của các microRNA - là một vật chất di truyền có tiềm năng trong chẩn đoán sớm các loại ung thư. Tuy nhiên, vai trò trong chẩn đoán sớm ung thư phổi cần thời gian để đánh giá thêm.
Nguồn: Hút bao nhiêu bao thuốc/năm sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư phổi?
Minh Nhật
dantri.com.vn
-
Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết quả thi và điểm chuẩn vào lớp 10
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 5/7: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Yoo Ah In nhận 2 năm án treo
-
Hoàng Anh Gia Lai chốt người thay thế Dụng Quang Nho
-
Công Phượng có thầy mới ở giải hạng Nhất
-
Vì sao Indonesia bỏ Cup CLB Đông Nam Á?
- Bộ Công an thông tin mới về vụ dầu ăn Ofood và sữa HIUP
- Danh sách biển số xe của 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025
- Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
- Chính thức miễn học phí cho học sinh công lập
- Xử lý hàng giả...liệu có "bắt cóc bỏ đĩa"?
- TikToker Vũ Hồng Phúc bị khởi tố
-
Vinamilk Green Farm - từ "resort cho bò" đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
Công ty sữa hàng đầu Việt Nam mở đơn tìm kiếm nhân lực tài năng trẻ
-
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên
-
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
-
Hà Giang: Mỗi cột mốc là một trang viết không quên
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
Đỗ Mỹ Linh khoe ảnh con gái, biểu cảm của nhóc tỳ gây sốt mạng xã hội