Mỹ tiếp tục đẩy công suất xuất khẩu LNG lên tối đa
Nhật Bản: JERA lên kế hoạch xuất khẩu LNG sang châu Á khi nhu cầu trong nước giảm |
Shell: Năng lượng mặt trời và gió đang phát triển nhanh hơn LNG |
Ản minh họa |
Sau khi khởi động lại hoàn toàn một cơ sở xuất khẩu quan trọng của Texas vào tháng 2, các nhà sản xuất LNG của Mỹ đang tận dụng giá ổn định ở nước ngoài và nhu cầu tăng ở một số thị trường.
Tổng cộng có 107 chuyến hàng khởi hành từ các cảng của Mỹ vào tháng trước mang theo 7,78 triệu tấn LNG, thấp hơn một chút so với mức kỷ lục 7,80 triệu tấn của tháng 3, theo dữ liệu sơ bộ dựa trên các hoạt động của tàu chở dầu.
Khách hàng ở châu Âu sẽ nhận được 72% lượng LNG của Mỹ trong tháng 4, tiếp theo là châu Á với 12%.
Nikoline Bromander, nhà phân tích tại công ty tư vấn Rystad Energy, cho biết: “Mỹ vẫn là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất của châu Âu, trong khi Nga, nhà cung cấp lớn thứ ba, tiếp tục cung cấp khối lượng lớn”.
Tăng lô hàng đến Mỹ Latin
Đáng chú ý, nhu cầu cao đối với LNG của Mỹ tại Cộng hòa Dominica, Brazil và đặc biệt là ở Argentina, đã khiến các chuyến hàng đến khu vực này chiếm 6% tổng xuất khẩu trong tháng trước, so với 4,5% trong tháng 3.
Argentina vào tháng 3 đã công bố "lần mua LNG khối lượng lớn cuối cùng" cho mùa đông trong kế hoạch nhập khẩu trị giá 1,8 tỷ USD để đáp ứng nhu cầu trong nước, trước khi khánh thành một đường ống dẫn khí quan trọng ở phía bắc của đất nước vào cuối năm nay.
Argentina đã trả tới 40 USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu) cho LNG nhập khẩu năm ngoái. Tuy nhiên, số tiền dự kiến sẽ trả trong năm nay sẽ chỉ bằng khoảng một nửa, Bộ trưởng Năng lượng Argentina Flavia Royon cho biết vào tháng 3.
Giá khí đốt tự nhiên tương lai đã tăng khoảng 2% vào tuần trước tại Mỹ, ổn định ở mức 2,355 USD/mmBtu do hợp đồng tháng 6 đắt hơn và nguồn cung khí đốt cho các nhà máy LNG vẫn đang trên đà đạt mức cao kỷ lục trong tháng thứ hai trong năm.
Lưu lượng khí đốt trung bình đến 7 nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đã tăng lên 14 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd) cho đến cuối tháng 4, tăng từ mức kỷ lục 13,2 bcfd trong tháng 3, theo Refinitiv.
Nguồn: Mỹ tiếp tục đẩy công suất xuất khẩu LNG lên tối đa
Đõ Khánh
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Morgan Stanley: Khí tự nhiên của Mỹ sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng nhu cầu mới
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Bản tin Năng lượng xanh: Các gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu rút lui khỏi con đường năng lượng tái tạo
- Hàn Quốc dự kiến tăng mạnh nhập khẩu dầu khí từ Mỹ
- Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
- Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà sản xuất cáp gió ngoài khơi chuyển sang châu Âu khi hiện hữu rủi ro từ chính quyền mới
- Petronas hợp tác Schlumberger phát triển công nghệ AI và ML
- Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
- Adnoc gas dự báo nhu cầu khí toàn cầu tăng mạnh mẽ
- Bản tin Năng lượng xanh: Siemens Energy nâng triển vọng trung hạn khi quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng
- Dự báo công suất hóa lỏng khí toàn cầu đến năm 2030
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN