Nghịch lý bóng đá Việt Nam: Cầu thủ Khánh Hoà làm sao để đòi được tiền bị nợ?
'Người đặc biệt' của bóng đá Việt Nam |
Bóng đá Việt Nam nhận món quà ý nghĩa từ FIFA |
Theo thông tin của Saostar, một số cầu thủ từng đá cho CLB Khánh Hoà ở mùa bóng năm ngoái đã có đơn gửi VFF. Họ làm đơn để mong được VFF giải quyết chuyện Công ty cổ phần Khánh Hòa Sport nợ tiền.
Trao đổi với Saostar, một cầu thủ Khánh Hòa cho biết anh đang bị nợ 80% tiền phí lót ở mùa bóng 2023 và tùy cầu thủ thì số tiền nợ lót tay dao động khoảng 70 - 80%, tức chuyện nợ tiền đã diễn ra ngay trong mùa bóng trở lại V.League của đội bóng phố biển. Các cầu thủ Khánh Hòa còn bị nợ 2 tỷ tiền thưởng thăng hạng.
Saostar đặt ra câu hỏi thực tế với cầu thủ Khánh Hòa: Chuyện bị nợ tiền thuộc nhà tài trợ cũ thì làm cách nào để đòi tiền?
"Thật ra tụi em không rõ lấy số tiền bị nợ kiểu gì. Nhiều anh em đã gửi đơn lên Liên đoàn bóng đá Việt Nam", một cầu thủ của CLB Khánh Hòa cho biết. Câu trả lời có thể nói đầy cay đắng cho các cầu thủ Khánh Hòa, họ phải đá bóng trong cảnh không biết có đòi được tiền bị nợ hay không.
CLB Khánh Hòa tạo ra nghịch lý khó tin về chuyện nợ tiền các cầu thủ. Ảnh: CLB Khánh Hòa |
Ở một diễn biến khác, HLV Võ Đình Tân đã xin nghỉ dẫn dắt CLB Khánh Hòa sau nhiều năm gắn bó. HLV Võ Đình Tân nói thẳng thừng với truyền thông là đội bóng từng có ý định giải tán vào tháng 5 năm nay.
Có quá nhiều vấn đề về câu chuyện lên đá V.League của CLB Khánh Hòa. Họ không có đủ kinh phí nhưng vẫn đá V.League 2023, bằng chứng là nợ phí lót tay cầu thủ lên đến 70 - 80%. Đội bóng phố biển tiếp tục tham dự V.League 2023/2024 trong bối cảnh chưa giải quyết xong tiền nợ, rồi xảy ra chuyện các cầu thủ đòi đình công trước trận đấu với Bình Dương.
Nợ tiền mùa bóng 2023 là chủ đề quan trọng với CLB Khánh Hòa, bởi đây là quyền lợi của các cầu thủ - người lao động. Nghịch lý là các cầu thủ đang đá cho đội Khánh Hòa nhưng họ không biết làm thế nào để đòi nợ. Lý do là nhà tài trợ mới không có trách nhiệm trả nợ cho nhà tài trợ cũ.
Cần nhắc, bóng đá Việt Nam đã có tiền lệ CLB "xù nợ" các cầu thủ. CLB Quảng Ninh là bài học lớn, là nỗi đau của bóng đá Việt Nam khi các cầu thủ mất trắng tiền bạc.
Bây giờ chuyện nợ tiền của CLB Khánh Hòa, hay suýt giải tán vào tháng 5 năm nay, điều đó tạo thêm câu hỏi lớn cho bóng đá Việt Nam: Các cầu thủ Khánh Hoà bị nợ làm sao để đòi tiền?
Câu hỏi kể trên chính là vấn đề lớn của sân chơi chuyên nghiệp Việt Nam. Bởi cầu thủ phải được bảo vệ quyền lợi chính đáng, thay vì rơi vào cảnh không biết làm sao đòi tiền khi doanh nghiệp bỏ làm bóng đá.
Nguồn: Nghịch lý bóng đá Việt Nam: Cầu thủ Khánh Hoà làm sao để đòi được tiền bị nợ?
Văn Nhân
www.saostar.vn
- Tiến Linh háo hức đá cặp cùng Xuân Sơn ở AFF Cup
- Nóng bỏng ở tứ kết UEFA Nations League
- Messi quyết định ‘ghế nóng’ Inter Miami?
- Man City sa sút phong độ, Erling Haaland nói gì?
- Man United, Arsenal gặp khó trong thương vụ Viktor Gyokeres
- Đồng hương Mourinho lôi kéo, Ronaldo gia nhập bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN