Những người nên tránh xa thịt vịt nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường'

03:06 | 02/08/2022

|
Thịt vịt không chỉ thơm ngon mà còn đem lại nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Nhưng những người dưới đây tuyệt đối hạn chế ăn thịt vịt nếu không muốn gặp những tác dụng không mong muốn.

Thịt vịt là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng độc đáo, chính vì vậy nó từ lâu đã trở thành món khoái khẩu của nhiều hộ gia đình Việt Nam. Vào mùa hè, thịt chỉ chỉ cần đem luộc, chấm cùng chút nước mắm gừng là đủ làm xao xuyến nhiều người.

Nhưng thịt vịt không chỉ ngon mà còn có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trung bình trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein, hàm lượng này cao gấp nhiều lần lượng protein có trong thịt bò, thịt heo, thịt dê, cá, trứng. Ngoài ra, thịt vịt cũng cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic…

Những người nên tránh xa thịt vịt nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường' ảnh 1

Những thực phẩm đại kị với thịt vịt

Thịt vịt kỵ với quả mận

Thịt vịt tính hàn giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Còn quả mận ăn vào nóng trong sẽ sinh nóng ruột. Nếu bạn ăn hai thực phẩm này gần thời gian với nhau hoặc ăn cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột hại cho sức khỏe.

Thịt ba ba

Lý do không nên ăn hai loại thực phẩm này chung với nhau được các chuyên gia giải thích như sau: Thịt ba ba tính ngọt, bình lại không độc, còn thịt vịt thì thuộc tính mát. Nếu ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy. Ngoài ra, thịt ba ba có nhiều hoạt chất sinh học, thịt vịt chứa nhiều đạm, ăn chung với nhau sẽ làm biến chất đạm, giảm giá trị dinh dưỡng. Cho nên thịt vịt không nên ăn chung với thịt ba ba là như thế.

Trứng gà

Trứng gà và thịt vịt đều tính hàn, kết hợp với nhau có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

Thịt rùa

Cũng giống như thịt ba ba, nếu ăn thịt rùa chung với thịt vịt sẽ làm cho cơ thể bạn rơi vào tình trạng "âm thịnh dương suy", từ đó gây phù nề, tiêu chảy.

Tỏi

Tỏi có tính nóng, trong khi đó thịt vịt có tính hàn, nên nếu kết hợp sẽ không hề có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

Những người nên tránh xa thịt vịt nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường' ảnh 2

Những người không nên ăn thịt vịt

Người đang bị cảm

Khi bạn vừa bị cảm xong thể trạng cơ thể còn nhiều mệt mỏi thì không nên ăn thịt vịt. Đặc biệt là khi bị cảm lạnh, bởi thịt vịt có tính hàn giúp giải nhiệt sẽ khiến cho cơ thể bạn lạnh bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người làm người bệnh đang ốm càng ốm thêm

Người đang bị ho

Những người bị ho không nên ăn thịt vịt bởi trong thành phần thịt vịt có chất tanh, mà người ho thường phải kiêng tanh. Bởi ăn tanh sẽ khiến người bệnh khó thở. Mùi tanh trong thành phần của thịt vịt sẽ khiến cho người bệnh dễ ho thêm. Vì vậy, nếu trong nhà bạn có người ho thì đừng cho họ ăn thịt vịt kẻo rước thêm bệnh nhé.

Người bị bệnh gout

Trong thành phần của thịt vịt có chứa hàm lượng purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao. Vì vậy, với những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt vịt kẻo tình trạng bệnh nguy hiểm hơn. Khi ăn thịt vịt người bệnh gout càng thêm nghiêm trọng hơn.

Người có hệ tiêu hóa kém

Với những người đang mắc căn bệnh tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy.., thì tuyệt đối không nên ăn thịt vịt bởi thịt vịt chứa nhiều chất béo khiến cho hệ tiêu hóa tăng thêm gánh nặng làm bệnh tình thêm nặng hơn.

Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Nguồn: Những người nên tránh xa thịt vịt nếu không muốn gặp ‘nguy hiểm khôn lường'

Thanh Huyền

tienphong.vn