Tham vấn chính trị Việt Nam - Italy lần thứ 4

09:35 | 09/06/2022

|
Ngày 08/6/2022, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Italy Manlio Di Stefano đã đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 4 trong khuôn khổ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy.
Hội thảo quốc tế tham vấn về dự thảo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt NamHội thảo quốc tế tham vấn về dự thảo Báo cáo giữa kỳ tự nguyện thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III của Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ả-rập Xê-út ký Bản ghi nhớ về tham vấn chính trịBộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ả-rập Xê-út ký Bản ghi nhớ về tham vấn chính trị
Tham vấn chính trị Việt Nam - Italy lần thứ 4
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Italy Manlio Di Stefano.(Ảnh: Quang Hoà).

Trong không khí tin cậy, thân tình và hiểu biết lẫn nhau, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Di Stefano đã trao đổi về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước; đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Italy thời gian qua, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ và thống nhất tăng cường hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực mới như y tế, môi trường, chống biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ Đối tác chiến lược với Italy; đánh giá cao việc hai bên phối hợp triển khai hiệu quả Chương trình hành động thực thi Đối tác chiến lược 2021 - 2023, tạo động lực thúc đẩy quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.

Thứ trưởng Manlio Di Stefano khẳng định Italy coi Việt Nam là đối tác ưu tiên hàng đầu trong khu vực, bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, hàng không vũ trụ, năng lượng hydrogen, phòng chống tội phạm mạng; đồng thời, đánh giá cao tinh thần tương thân tương ái trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, thể hiện qua việc Việt Nam đã trao tặng Italy hơn 300 nghìn chiếc khẩu trang và Italy ưu tiên hỗ trợ gần 3 triệu liều vắc- xin phòng Covid-19 cho Việt Nam.

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, tiếp tục triển khai các cơ chế hợp tác, phối hợp xây dựng các hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy trong năm 2023.

Tham vấn chính trị Việt Nam - Italy lần thứ 4
Tham vấn chính trị Việt Nam - Italy lần thứ 4

Ghi nhận sự tăng trưởng của trao đổi thương mại hai chiều, sự hiện diện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp Italy đầu tư tại Việt Nam, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc và Thứ trưởng Di Stefano bày tỏ hài lòng trước những tác động tích cực của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đối với quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam - Italy, nhất trí đạt mục tiêu trao đổi kim ngạch thương mại hai chiều lên 6 tỷ USD trong năm 2022 và hướng tới 10 tỷ USD trong những năm tới.

Nhân dịp này, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề nghị Italy sớm phê chuẩn Hiệp định bBảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); ủng hộ Ủy ban châu Âu sớm gỡ bỏ thẻ vàng (IUU) với thủy sản Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc và môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên.

Tại phiên họp, hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp tích cực chia sẻ thông tin, trao đổi quan điểm lập trường tham vấn trên các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, thúc đẩy hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương và quốc tế; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hòa bình tại Biển Đông, đề cao tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm (UNCLOS) 1982.

Trước đó, chiều ngày 07/6/2022, Thứ trưởng Ngoại giao Italy Manlio Di Stefano đã chào xã giao Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và cùng Thứ trưởng Công Thương Đặng Hoàng An đồng chủ trì họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Italy lần thứ 7.

Nguồn: Tham vấn chính trị Việt Nam - Italy lần thứ 4

Vân Anh

kinhtexaydung.petrotimes.vn