Thị trường chứng khoán thế giới ngày 6/1: Dow Jones giảm hơn 300 điểm

22:30 | 06/01/2023

|
Chứng khoán Mỹ giảm điểm hôm thứ Năm (5/1), sau khi dữ liệu về thị trường lao động mạnh mẽ củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục các động thái cứng rắn.
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 5/1: Dow Jones tăng điểm bất chấp Fed báo hiệu nhiều đợt tăng lãi suấtThị trường chứng khoán thế giới ngày 5/1: Dow Jones tăng điểm bất chấp Fed báo hiệu nhiều đợt tăng lãi suất
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 4/1: Dow Jones khởi đầu năm mới không mấy thuận lợiThị trường chứng khoán thế giới ngày 4/1: Dow Jones khởi đầu năm mới không mấy thuận lợi
Thị trường chứng khoán thế giới ngày 6/1: Dow Jones giảm hơn 300 điểm
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/

Chứng khoán Mỹ

Chỉ số Dow Jones giảm 339,69 điểm, tương đương 1,02%, xuống 32.930,08 điểm. S&P 500 giảm 1,16%, đóng cửa ở mức 3.808,10 điểm và Nasdaq Composite mất 1,47% xuống 10.305,24 điểm. Cả ba chỉ số đều đang trên đà đạt ghi nhận tuần giảm thứ 5 liên tiếp.

Thị trường mở cửa trong sắc đỏ khi báo cáo việc làm từ công ty nghiên cứu thị trường lao động ADP cho thấy có 235.000 việc làm mới trong tháng 12, cao hơn nhiều so với dự đoán của các nhà kinh tế. Tiền lương cũng tăng cao hơn mong đợi, báo hiệu rằng thị trường lao động vẫn còn rất nóng.

Cuối buổi sáng, báo cáo về trợ cấp thất nghiệp đưa ra con số thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái, giáng mạnh vào hy vọng của nhà đầu tư về chính sách bớt diều hâu của Fed.

Gita Gopinath, Phó Tổng giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho biết mối lo lớn nhất của bà là sức chống chịu cao của thị trường lao động Mỹ khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp lịch sử và mức tăng lương vẫn quá cao để Fed đạt được mục tiêu lạm phát 2%.

Các nhà đầu tư đã bắt đầu một năm với băn khoăn về việc liệu các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát lạm phát mà không gây ra quá nhiều thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu hay không. Nhiều người trong số họ đang đặt cược vào một cuộc suy thoái nhẹ trong năm nay.

Trong biên bản công bố hôm thứ Tư, các quan chức Fed đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng lãi suất sẽ phải duy trì ở mức cao trong một thời gian.

Cả lạm phát và tăng trưởng kinh tế đều có dấu hiệu chậm lại, làm dấy lên hy vọng rằng Fed và các ngân hàng trung ương khác có thể sớm tiết chế hoặc chấm dứt kế hoạch nâng lãi suất. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư lo lắng rằng lạm phát sẽ không thể sớm quay trở lại mức mục tiêu 2% của Fed. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,1% trong tháng 11 so với năm trước, giảm mạnh so với mức 7,7% trong tháng 10.

Charles Diebel, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định tại Mediolanum International Funds khẳng định rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục yếu đi, lạm phát sẽ giảm và đến một lúc nào đó, các ngân hàng trung ương sẽ ngừng tăng lãi suất. Câu hỏi đặt ra là chỉ là khi nào điều đó mới xảy ra trong năm nay.

David Bailin, Giám đốc đầu tư tại Citi Global Wealth, cho biết ông dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng vào năm 2023 và Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào cuối năm nay.

Các nhà đầu tư đang háo hức dự đoán báo cáo việc làm vào thứ Sáu để biết thêm dữ liệu về cách thị trường lao động phản ứng với việc tăng lãi suất. Một báo cáo việc làm xấu sẽ là tin vui cho thị trường trong lúc này.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán châu Á hầu như tăng điểm giữa bối cảnh Fed báo hiệu sẽ có thêm các đợt tăng lãi suất mới.

Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 0,59%, đóng cửa ở mức 25.973,85 điểm, nhờ các cổ phiếu ngành điện/máy móc, hóa chất, và thủy tinh.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất đi đà tăng ở phiên sáng, đóng cửa giảm 0,29% xuống 20.991,64 điểm khi Trung Quốc báo hiệu sẽ có thêm các biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản. Shanghai Composite tăng gần 0,08%, đóng cửa ở mức 3.157,64 điểm.

Các nhà phân tích dự đoán tăng trưởng kinh tế ở châu Á sẽ chậm lại trong năm nay, mặc dù việc nới lỏng các hạn chế COVID-19 của Trung Quốc được cho là một điểm cộng.

Nguồn: Thị trường chứng khoán thế giới ngày 6/1: Dow Jones giảm hơn 300 điểm

Đỗ Khánh

kinhtexaydung.petrotimes.vn