Tin ngân hàng ngày 21/7: Quý II, lợi nhuận LPBank giảm hơn 50%
Tin ngân hàng ngày 20/7: PG Bank lãi trước thuế quý II hơn 150 tỷ đồng, tăng 27% |
Tin ngân hàng ngày 19/7: Bac A Bank công bố báo cáo tài chính quý II/2023 |
Quý II/2023, lợi nhuận LPBank giảm hơn 50%
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LPBank - LPB) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2023. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ở mức 880 tỷ đồng, giảm 51% so với quý II/2022.
Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Hầu hết các mảng kinh doanh của LPBank đều không được tốt như cùng kỳ. Trong đó, thu nhập lãi thuần quý II sụt giảm 19,5% so với cùng kỳ xuống 2.450 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng giảm 17,8% xuống 249 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 64% xuống còn 19 tỷ. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư bị lỗ 4,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 356 tỷ đồng.
Tổng thu nhập hoạt động quý II/2023 của LPBank ở mức 2.886 tỷ, giảm 23,4% so với cùng kỳ. Chi phí hoạt động vẫn tăng 10,3% lên 1.479 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 17,5% xuống 525 tỷ.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của LPBank đạt 2.446 tỷ đồng, giảm 31,8% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế đạt 1.951 tỷ đồng, giảm 31,8%. Nhìn chung nguyên nhân do thu nhập hoạt động kém khả quan. Trong các mảng kinh doanh thì mảng kinh doanh ngoại hối có lãi tích cực hơn, đạt 164 tỷ đồng trong 6 tháng, tăng 334% so với cùng kỳ.
Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của LPBank đạt 350.243 tỷ đồng, tăng 6,9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 7,6% lên 253.392 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 3,8% lên 224.126 tỷ đồng.
Nợ xấu nhà băng này tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm lên 5.656 tỷ đồng, chủ yếu do nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng 80% lên 2.438 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 1,46% hồi đầu năm lên 2,23%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm từ 142% xuống
Báo cáo tài chính của ngân hàng cũng cho biết, tại ngày 30/6/2023, ngân hàng có 10.818 nhân viên, giảm tới 1.464 nhân sự so với cuối tháng 3/2023 và 1.385 nhân sự so với cuối tháng 12/2022.
Theo giải trình của LPBank về kết quả lợi nhuận, ngân hàng cho rằng tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, do đó đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng.
LPBank cho biết đã triển khai các chính sách, gói hỗ trợ lãi suất cho vay và giảm phí, lệ phí cho khách hàng. Trong bối cảnh lãi suất đầu vào huy động tăng cao nên ảnh hưởng một phần đến biên lãi ròng (NIM). Do vậy, thu nhập lãi của LPBank giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Kiều hối chuyển về TP HCM đạt hơn 4,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
Tính đến cuối tháng 6 lượng kiều hối chuyển về TP HCM đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 65,6% so với cả năm 2022.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, cho biết kiều hối chuyển về TP HCM luôn trong xu hướng tăng qua từng năm và chiếm tỉ trọng cao so với cả nước.
Tính đến cuối tháng 6, lượng kiều hối chuyển về TP HCM đạt hơn 4,3 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 65,6% so với cả năm 2022. Trong đó riêng quý II, lượng kiều hối chuyển về đạt 2,215 tỷ USD, tăng 4,5% so với quý I.
Lượng kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á và châu Phi tăng trưởng cao so với cùng kỳ và so với quý I. Trong đó, châu Á là khu vực kiều hối chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất, lên tới 47% tổng lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn thành phố, tăng 14,4% so với quý trước, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kiều hối của quý II và 6 tháng đầu năm trên địa bàn.
Theo đó, tiếp tục giữ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, môi trường đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô trong nước là yếu tố nền tảng quan trọng thu hút nguồn kiều hối nhằm tăng trưởng ổn định nguồn lực kiều hối. Các tổ chức tín dụng và công ty kiều hối cần nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối thông qua việc đổi mới quy trình, thủ tục chi trả kiều hối theo hướng tạo tiện ích cho người nhận kiều hối; chăm sóc khách hàng, tư vấn thông tin ngoại tệ cho người nhận kiều hối bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và chuyển sang gửi tiết kiệm VND…
Để đáp ứng nhu cầu của người nhận kiều hối theo đúng quy định, an toàn, tổ chức cung cấp dịch vụ phải áp dụng công nghệ đa dạng hóa hình thức chi trả kiều hối trong xu thế ngân hàng điện tử, ví điện tử đang phát triển hiện nay. Được biết, trong năm 2022, kiều hối chuyển về qua TP HCM đạt 6,6 tỉ USD, giảm 6,67% so với năm 2021.
Hỗ trợ doanh nghiệp lâm sản và thủy sản 15.000 tỷ đồng lãi suất thấp
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại (NHTM) triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Theo đó, đối tượng vay vốn của Chương trình là khách hàng có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1%-2%/năm so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn (ngắn hạn; trung, dài hạn) của chính ngân hàng cho vay áp dụng trong từng thời kỳ với thời gian triển khai đến hết ngày 30/6/2024.
Quy mô tín dụng của Chương trình khoảng 15.000 tỷ đồng (cao hơn dự kiến đặt ra gói 10.000 tỷ đồng). Bên cạnh đó, các NHTM theo thẩm quyền thực hiện miễn, giảm các loại phí dịch vụ đối với khách hàng tham gia Chương trình này, phù hợp với quy định pháp luật và quy mô hoạt động của ngân hàng.
Chương trình được thực hiện bằng nguồn vốn tự huy động của các ngân hàng và thực hiện cho vay theo cơ chế thương mại thông thường.
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã có 12 NHTM đã đăng ký tham gia Chương trình gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
Đây là việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Nghiên cứu, đề xuất gói tín dụng 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp ngành sản xuất, chế biến lâm sản và thủy sản”.
Ngân hàng Nhà nước khẳng định, cùng với các giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất đã và đang triển khai thời gian qua, việc triển khai Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản tiếp tục thể hiện tinh thần đồng hành của ngành Ngân hàng trong việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh, phù hợp với chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh và thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế.
ABBank đạt 638 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng
Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABBank, mã CK: ABB) công bố báo cáo tài chính quý II/2023.
ABBank đạt 638 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trong bối cảnh tín dụng toàn ngành tăng trưởng chậm trong nửa đầu năm 2023, dư nợ tín dụng của ABBank đến 30/6/2023 đạt 90.374 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022.
Huy động từ khách hàng tại ABBank sau 6 tháng đầu năm đạt 95.754 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022. Mức tăng trưởng đến chủ yếu từ phân khúc khách hàng cá nhân, giúp tỷ trọng huy động bán lẻ tăng từ 60% lên 70%.
Về các chỉ số an toàn, hệ số an toàn vốn (CAR) của ABBank cuối quý II đạt mức 11,37%, cao hơn so với mức yêu cầu tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước, thể hiện khung vốn vững chắc với mức đệm vốn tốt, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, giải quyết các rủi ro tín dụng và hoạt động.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ABBank ở mức 2,86%. Ngân hàng cho biết, mặc dù nợ xấu của ABBank có xu hướng tăng theo diễn biến chung của toàn ngành, nhưng các khoản nợ xấu này đều có tài sản đảm bảo.
Trong 6 tháng đầu năm, ABBank đã trích 815 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Việc tăng nợ xấu dẫn tới phải thoái lãi cho vay và tăng trích lập dự phòng rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của quý II, khiến lợi nhuận trước thuế luỹ kế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ ghi nhận 638 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch năm.
Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của ABBank đạt 154.344 tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2022.
Một điểm sáng trong hoạt động quý II là thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, đạt 715 tỷ đồng.
Ngoài ra, số lượng khách hàng của ABBank được mở rộng đáng kể, trong 6 tháng lượng khách hàng cá nhân tăng 56% so với cùng kỳ 2022. Giá trị giao dịch cũng tăng cao, riêng trong tháng 6/2023 ghi nhận giá trị gần 58.000 tỷ đồng, tăng gần 43% so với bình quân 3 tháng đầu năm. Số lượng giao dịch của khách hàng cũng có sự tăng trưởng tương ứng, đặc biệt các giao dịch trên kênh số tăng trưởng tới 33% so với bình quân năm 2022.
Trong quý 2 vừa qua, ABBank cũng đã hoàn thành nâng vốn điều lệ lên hơn 10.300 tỷ đồng thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%.
Nguồn: Tin ngân hàng ngày 21/7: Quý II, lợi nhuận LPBank giảm hơn 50%
Huy Tùng
kinhtexaydung.petrotimes.vn
- Hành vi của người tiêu dùng thay đổi thế nào trong năm 2025?
- Giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm
- Xu hướng mới trong đầu tư các dự án bất động sản
- Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
- Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025
- Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25