Tin nhanh chứng khoán ngày 23/11: Thị trường nối lại mạch tăng, cổ phiếu CTCP Camimex Group tăng trần
![]() |
![]() |
Như vậy thị trường đã chính thức nối lại mạch tăng sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp với phiên giao dịch đầy ấn tượng.
![]() |
Diễn biến phiên giao dịch:
Phiên giao dịch ngày 23/11 mở cửa với trạng thái tiêu cực. Lực bán ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn bung ra khiến chỉ số tiếp tục giảm. Dù vậy, lực kéo từ các cổ phiếu trụ vẫn giúp cho chỉ số không bị giảm mà liên tục rung lắc quanh tham chiếu. Từ nửa cuối phiên sáng, chỉ số bước vào xu hướng tăng khi nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ thuộc nhóm bất động sản, xây dựng đảo chiều tăng.
Trong phiên sáng, nhóm ngân hàng bị chốt lời với nhiều mã giảm điểm, như ACB, BID, CTG, MBB, NVB, KLB, MSB, SHB… Trong khi đó, nhóm thép và chứng khoán khá tích cực. Nếu ở nhóm thép, HPG + 2,2%, HSG + 2,1%, NKG + 1,6%, TLH + 2,8%, SMC + 2,6%... thì nhóm chứng khoán chứng kiến VND, VDS, VCI, AGR, BVS, MBS… tăng điểm.Ở các nhóm ngành khác, thủy sản là ngành tăng mạnh nhất với CMX tăng trần, ACL + 5,9%, ANV + 5,4%, VHC + 3,3%... Nhóm dầu khí cũng khá tích cực với sắc xanh đến từ GAS, CNG, PGC, PVC, PVD, PVS, PVT… Bên cạnh đó, nhóm bất động sản, xây dựng tiếp tục hút dòng tiền với HBC, MCG tăng trần, ITC + 5,7%, DXG + 4,9%, FCN + 4,8%, LCG + 4,6%, NDN + 3,6%, CEO + 5,4%...
Dù điểm số khá tích cực nhưng thanh khoản có phần giảm sút, giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 18 nghìn tỷ đồng, riêng HOSE đạt hơn 15,2 nghìn tỷ.
Tạm dừng phiên sáng, VN Index tăng 5,4 điểm (0,37%) lên 1.452,65 điểm với 210 mã tăng và 232 mã giảm. HNX Index giảm 1,19 điểm (-0,27%) xuống 443,43 điểm với 89 mã tăng và 149 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,3 điểm (-0,27%) xuống 111,66 điểm.
Phiên giao dịch chiều diễn biến tích cực khi lực bán đã giảm và hàng loạt mã tăng điểm, chỉ số liên tục nới rộng đà tăng và kết phiên ở mức cao nhất ngày.
Trong phiên chiều, nhóm chứng khoán thăng hoa trở thành động lực chính của thị trường. Trong đó, AGR, SSI, VND tăng trần, HCM + 3,33%, SHS + 5,26%, VCI + 3,72%, VDS + 4,05%... Nhóm thép cũng vẫn giữ được sắc xanh. Các mã ngân hàng tuy vẫn giảm điểm nhưng đà giảm đã thu hẹp lại.
Nhóm bất động sản, xây dựng đã hồi phục trở lại, với hàng loạt mã tăng mạnh như CEO, DPG, HDC, NTL, KDH, HDG, HBC, HTN, THD, PC1, FCN...
Bên cạnh đó, một loạt Bluechips như MSN, GVR, VHM, NVL, GAS, MWG, BVH, FPT, VJC... cũng tăng tích cực làm điểm tựa cho thị trường.
Phiên hôm nay, độ rộng thị trường nghiêng mạnh về bên tăng điểm với 619 mã tăng và 437 mã giảm. Dù vậy, thanh khoản chỉ ở mức khá với gần 32 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn. Trong khi đó, khối ngoại giao dịch tích cực khi mua ròng gần 250 tỷ đồng trên cả 3 sàn, tập trung vào VHM, MSN, FUESSVFL, VRE,... Chiều bán tập trung vào SSI, VPB, VNM, HCM...
Trên HOSE, các mã MSN, GVR, VHM, NVL, GAS, HPG, SSI, MWG.. là những mã tác động tích cực nhất đến VN Index. Chiều ngược lại, BID, GEX, DIG, VPB, CTG, TCB, VGC, MBB… làm mất nhiều điểm số nhất.
Tại sàn Hà Nội, SHS, CEO, IPA, MBS, PVS, PHP, THD, BCC… là những mã mang về nhiều điểm nhất cho HNX Index. Trong khi đó, L14, BAB, NVB, DTK, IDC, KSF, SDA, CCR… tác động tiêu cực nhất đến chỉ số.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/11, VN Index 16,38 điểm (+1,13%) lên 1.463,63 điểm với 289 mã tăng và 166 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 880,1 triệu đơn vị, giá trị hơn 26,2 nghìn tỷ đồng. HNX Index tăng 3,97 điểm (+0,89%) lên 448,6 điểm với 159 mã tăng và 98 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 134,8 triệu đơn vị, giá trị hơn 3,7 nghìn tỷ đồng. UPCoM Index tăng 1,07 điểm (+0,96%) lên 113,03 điểm với 171 mã tăng và 173 mã giảm, khối lượng giao dịch đạt 91,2 triệu đơn vị, giá trị gần 2 nghìn tỷ đồng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/11:
Thị trường vừa có phiên giao dịch tích cực, chính thức nối lại đà tăng sau 3 phiên giảm điểm liên tiếp. Sự phục hồi mạnh của phiên giao dịch ngày 23/11 rất bất ngờ và không nằm trong sự trù tính của nhiều nhà đầu tư. Về mặt kỹ thuật, xu hướng tăng của thị trường đã trở nên tích cực hơn và chúng ta cần theo dõi thêm diễn biến phiên ngày 24/11 để đưa ra nhận định chính thức về xu hướng trong ngắn hạn.
Phiên giao dịch ngày 24/11 được nhận định sẽ tiếp tục có nhiều rung lắc do thị trường cần xác lập lại xu hướng tăng/giảm trong ngắn hạn. Các nhà đầu tư có thể tạm dừng việc mua/bán để quan sát phiên giao dịch.
Hoài Nam
kinhtexaydung.petrotimes.vn
-
Phim đua xe "F1" của Brad Pitt bứt tốc dẫn đầu phòng vé Bắc Mỹ
-
Tử vi tuần mới (30/6-6/7/2025): Tuổi Mão mở rộng ngoại giao, tuổi Tuất vận may tài lộc
-
Thêm đội bóng Việt Nam tham dự 5 đấu trường mùa tới
-
Danh sách biển số xe của 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025
-
Vinamilk là thương hiệu duy nhất Việt Nam sở hữu 2 cúp Quán quân tại giải thưởng lớn của ngành sữa thế giới
- F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
- Loạt các công ty Chứng khoán và quản lý quỹ bị xử phạt
- 10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
- 8 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- Cổ phiếu BSR của CTCP Lọc - Hóa dầu Bình Sơn ngược dòng tăng mạnh
- Tỷ giá hạ nhiệt, vì sao chứng khoán Việt chưa thể bứt phá?
- Cẩn trọng trước chào mời tham gia diễn đàn, hội nhóm đầu tư chứng khoán
- Vinamilk sắp chi 4.900 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông, ai nhận nhiều nhất?
- Từ 1/10, giao dịch chứng khoán online phải có CCCD gắn chip
- Doanh thu cán mốc kỷ lục, cổ phiếu VNM “nổi sóng”
- Gần 74.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS chờ đáo hạn từ nay đến cuối năm
-
HIEUTHUHAI thần thái đỉnh cao tại Paris Fashion Week
-
Cuộc phiêu lưu đến Thị Trấn Bohemian Trong Lòng Núi Lửa đầy đặc sắc cùng The Hidden Book 2025
-
Thép xanh Nam Địnhso tài với đội bóng giàu truyền thống Châu Phi
-
Hà Giang: Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế
-
Vinamilk Green Farm - từ "resort cho bò" đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
-
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
-
Khám phá đảo Cái Chiên - Viên ngọc hoang sơ của Quảng Ninh
-
BSR thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo, thúc đẩy bứt phá bằng khoa học công nghệ
-
CLB Thép Xanh Nam Định lên tiếng về tin đồn đổi tên