Trần Đăng Khoa: 'Lê Lựu là nhà văn của những người cùng khổ'
Nhà văn Lê Lựu, tác giả 'Thời xa vắng' qua đời |
Hội Nhà văn Việt Nam tạm thu hồi 1 giải thưởng văn học năm 2021 |
Nhà văn xuất thân nông thôn
Nhà văn Lê Lựu rời cõi tạm ngày 9/11, hưởng thọ 81 tuổi sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Đồng nghiệp, bạn bè, những thế hệ đi sau nhớ đến ông với hình ảnh dung dị, mộc mạc của một nhà văn xuất thân từ nông thôn.
Nhà thơ Lê Lựu - nhà văn của những người cùng khổ. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN. |
Nhà thơ Trần Đăng Khoa xúc động khi người anh thân thiết ra đi. Đối với nhà thơ Trần Đăng Khoa, nhà văn Lê Lựu là nhà văn lớn, xuất sắc viết về nông thôn.
“Anh là nhà văn của những người cùng khổ, những người nông dân chân lấm tay bùn. Anh viết rất giản dị, sâu sắc và là người có sự am hiểu nông thôn đến tận cùng. Lê Lựu không chỉ viết về nông thôn, nông dân mà là viết về chính mình. Đây là điểm đặc sắc trong văn chương của anh”, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nhận định tiểu thuyết Thời xa vắng là tác phẩm lớn với thông điệp con người chỉ là người đúng nghĩa khi được sống là chính họ chứ không phải sống bằng những giá trị của người khác.
“Với Thời xa vắng, Lê Lựu thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 1980 của thế kỷ trước. Tư tưởng của Thời xa vắng là bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954”, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói.
Cũng nói về tiểu thuyết Thời xa vắng, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng tác phẩm này khai mở, báo hiệu thời kỳ văn học đổi mới. "Tên tiểu thuyết là Thời xa vắng nhưng thực chất là thời đại chúng ta đã sống - một thời đại cũ kỹ, ấu trĩ. Câu chuyện trong Thời xa vắng chính là chuyện cuộc đời anh Lê Lựu. Thời xa vắng như một cuốn tự truyện nên anh viết rất chân thật", nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ.
Những năm cuối đời trên giường bệnh
Nhà văn Lê Lựu chân chất, dung dị, được lòng nhiều người. Nhưng rồi bệnh tật quật ngã, lấy đi của ông tất cả. Từ năm 2006, sức khỏe nhà văn Lê Lựu suy sụp sau vài lần tai biến cùng với đó là mắc đủ thứ bệnh như tiểu đường, bệnh tim, bệnh gút, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến...
Dù mang nhiều bệnh tật, ông vẫn giữ tinh thần tỉnh táo để sáng tác. Từ năm 2010 đến năm 2013, ông xuất bản ba cuốn sách: Thời loạn, Ở quê ngày ấy và Gã dở hơi. Nhiều ngày bệnh không dậy nổi, ông nằm trên giường đọc cho thư ký đánh máy. Năm 2016, ông viết dở tiểu thuyết Kẻ chạy trốn rồi bỏ cuộc vì bệnh tật hành hạ.
Những năm cuối đời nhà văn Lê Lựu chống chọi với bệnh tật. Ảnh: Hoàng Hà. |
Nhiều người thuộc thế hệ sau nhớ đến ông với hình ảnh "uống thuốc nhiều hơn ăn cơm". Nhà văn Đỗ Bích Thúy có thời gian dài làm việc với nhà văn Lê Lựu từ khi ông còn làm việc tại tạp chí Văn nghệ quân đội chia sẻ: "Sáng thứ Hai cơ quan giao ban, người nói to nhất là ông Chu Lai, người nói những câu buồn cười nhất mà mặt cứ tỉnh bơ là ông Trần Đăng Khoa, người uống nhiều... thuốc nhất là ông Lê Lựu. Không hiểu sao cứ đến giờ giao ban là ông bắt đầu uống thuốc. Một vốc to. Ông bảo ông phải uống cho... 11 thứ bệnh".
Bẵng đi một thời gian, nhà văn Đỗ Bích Thủy bận rộn việc học, việc cơ quan, gia đình nên ít viết dần đi và ít có cơ hội gặp nhà văn Lê Lựu. "Thỉnh thoảng cơ quan có việc ông lại quay về. Vẫn nụ cười ấy, mặt đầy nếp nhăn, yếu, đủ thứ bệnh. Rồi có lần ông quay về trên... xe lăn. Nhìn ông cười méo méo lòng cứ quặn lên", nhà văn Đỗ Bích Thủy viết trên trang cá nhân.
Trước khi nhà văn Lê Lựu rời cõi tạm, nhà thơ Trần Đăng Khoa nói với Tiền Phong rằng đã có dịp về thăm ông tại quê nhà - Khoái Châu (Hưng Yên). Khi đó Lê Lựu rất yếu không thể nhận ra nhà thơ Trần Đăng Khoa nữa.
Nhà văn Lê Lựu sinh năm 1942 tại Xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông từng làm phóng viên báo Quân khu Ba, phóng viên mặt trận tại chiến trường 559. Nhà văn theo học Trường Bồi dưỡng viết văn Quảng Bá (của Hội Nhà văn Việt Nam), làm biên tập viên, Trưởng ban văn xuôi, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ quân đội. Bên cạnh tác phẩm để đời Thời xa vắng, ông còn sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng khác như Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông (được chuyển thể thành phim truyền hình nổi tiếng, làm nên tên tuổi của NSƯT Xuân Bắc trên màn ảnh nhỏ), Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc... Nhà văn Lê Lựu từng đoạt giải nhì báo Văn nghệ năm 1968 cho truyện ngắn Người cầm súng, giải A Hội nhà văn Việt Nam 1990 cho tiểu thuyết Thời xa vắng. |
Nguồn: Trần Đăng Khoa: 'Lê Lựu là nhà văn của những người cùng khổ'
Gia Linh
tienphong.vn
- Ngôn từ của giới trẻ: Hòa nhập đừng hòa tan
- 20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân
- Trường Đại học Thành Đông tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường
- Từ ngày 25/12, muốn livestream trên mạng phải xác thực số điện thoại
- Science Tornado 2024: Lan tỏa niềm hứng thú và đam mê tìm tòi khoa học
- Khai mạc giải cầu lông Kamito Open tranh cúp Thương hiệu và Pháp luật lần thứ III – năm 2024
- VIETRAMED EXPO 2024: Giới thiệu sản phẩm dược liệu sạch, an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng
- Triển lãm Science Tornado: Truyền lửa đam mê khoa học cho học sinh
- Công an Hà Nội (PC07) kết luận về hệ thống PCCC tại Eurowindow River Park hoạt động bình thường
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Hà Nội hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm vào năm 2025: Có bảo đảm tính khả thi?
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
Đội tuyển Việt Nam đón tin vui ở Asian Cup 2027