Vai trò của năng lượng sạch trong việc giảm phát thải CO2 trong năm 2022
Năng lượng sạch ở Trường Sa |
Bạn biết gì về các loại năng lượng thân thiện môi trường? |
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng khí thải carbon dioxide từ than đá tăng 1,6%, còn từ xăng dầu tăng 2,5% trong năm 2022.
Lượng khí thải tăng cao là do kết quả của du lịch hàng không phục hồi sau đại dịch và nhiều thành phố chuyển sang sử dụng than đá như một nguồn năng lượng chi phí thấp.
Các sự kiện thời tiết cực đoan trong năm 2022 cũng là tác nhân làm tăng lượng khí thải carbon dioxide. Hạn hán làm giảm lượng nước cho thủy điện, làm tăng nhu cầu đốt nhiên liệu hóa thạch. Và các đợt nắng nóng làm tăng nhu cầu về điện.
Mặc dù vậy, IEA cho rằng chiến tranh ở Ukraine, giá năng lượng cao và lạm phát gia tăng, cùng nhiều vấn đề khác đã giúp lượng khí thải carbon toàn cầu tăng ít hơn dự kiến.
Dấu hiệu tích cực về khí hậu được cho là nhờ sự phát triển ồ ạt các năng lượng tái tạo trong năm 2022. Cơ quan này chỉ ra rằng, tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong sản xuất quang điện mặt trời và năng lượng gió đã giúp giảm gần 465 triệu tấn (Mt) CO2 trong ngành điện.
Bên cạnh đó, các công nghệ năng lượng sạch như xe điện và máy bơm nhiệt, cũng giúp giảm thêm 85 Mt CO2. Về việc này, IEA tuyên bố rằng “nếu không nhờ việc thúc đẩy triển khai năng lượng sạch, mức tăng phát thải hằng năm liên quan đến năng lượng có thể sẽ tăng gấp ba lần”.
Hơn nữa, cần lưu ý rằng việc giảm phát thải cũng là hậu quả của suy thoái kinh tế. Việc cắt giảm sản xuất công nghiệp, chủ yếu ở Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Bắc Mỹ, đã góp phần giảm 155 Mt CO2.
Trong năm 2022, Trung Quốc bất ngờ có những tiến triển vượt bậc khi dự kiến sẽ giảm gần 1% sản lượng CO2 khi tháng 12/2022 kết thúc. Đây được xem là một nỗ lực của Bắc Kinh trong việc kiểm soát nghiêm ngặt lượng khí thải.
Cùng với đó, EU cũng đang trên đà chứng kiến giảm bớt lượng khí thải, khi toàn khối này đã giảm gần 0,8%.
Ở chiều ngược lại, Mỹ và Ấn Độ vẫn đang cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại, khi lượng khí thải của Mỹ có thể tăng 1,5% và của Ấn Độ là 6% trong năm 2022.
Nguồn:Vai trò của năng lượng sạch trong việc giảm phát thải CO2 trong năm 2022Nh.Thạch
nangluongquocte.petrotimes.vn
-
Ruben Amorim tiết lộ lối chơi mới của Man United
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
- Morgan Stanley: Khí tự nhiên của Mỹ sẵn sàng bước vào chu kỳ tăng trưởng nhu cầu mới
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Bản tin Năng lượng xanh: Các gã khổng lồ dầu mỏ châu Âu rút lui khỏi con đường năng lượng tái tạo
- Hàn Quốc dự kiến tăng mạnh nhập khẩu dầu khí từ Mỹ
- Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
- Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà sản xuất cáp gió ngoài khơi chuyển sang châu Âu khi hiện hữu rủi ro từ chính quyền mới
- Petronas hợp tác Schlumberger phát triển công nghệ AI và ML
- Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
- Adnoc gas dự báo nhu cầu khí toàn cầu tăng mạnh mẽ
- Bản tin Năng lượng xanh: Siemens Energy nâng triển vọng trung hạn khi quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng
- Dự báo công suất hóa lỏng khí toàn cầu đến năm 2030
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững