Vì sao Chelsea và Man City là bậc thầy bán cầu thủ
Man City vượt lên dẫn trước Liverpool, Brentford khiến Chelsea choáng váng |
Fan Chelsea không khỏi xót xa khi thấy hình ảnh mới nhất của tỷ phú Abramovich |
Man City gần đạt thỏa thuận bán thủ thành James Trafford sang Burnley với giá 19 triệu bảng. Trafford chưa bắt chính trận nào cho "The Cityzens" trong sự nghiệp. Mức phí 19 triệu bảng gần ngang ngửa với số tiền MU muốn thu về nếu bán Fred cho Fulham mùa hè này.
Trafford là một ví dụ điển hình của việc bán cầu thủ hiệu quả của Man City trong những năm qua. "The Cityzens" cùng Chelsea mua rất nhiều nhưng cũng biết cách kiếm lợi từ những cầu thủ không còn nằm trong kế hoạch.
Man City sắp kiếm gần 20 triệu bảng khi bán thủ môn chưa lần nào bắt chính cho đội một. |
Sự khác biệt trong nhóm "Big Six"
Một tuần sau khi bước sang tháng 7, Chelsea thu về gần 200 triệu bảng tiền bán cầu thủ. Hôm 5/7, "The Blues" thanh lý Mason Mount cho MU với mức phí 55 triệu bảng. Tuần trước, đội chủ sân Stamford Bridge cũng đẩy Kai Havertz sang Arsenal với giá 60 triệu bảng.
Kalidou Koulibaly, Mateo Kovacic, Edouard Mendy hay Ruben Loftus-Cheek lần lượt rời sân Stamford Bridge trước khi HLV Mauricio Pochettino có buổi tập đầu tiên tại Chelsea. Nếu có thể thanh lý nốt Romelu Lukaku, Pierre-Emerick Aubameyang, Christian Pulisic, Callum Hudson-Odoi, Marc Cucurella, Ethan Ampadu và Ian Maatsen, "The Blues" có thể kết thúc mùa chuyển nhượng hè năm nay với thêm 300 triệu bảng vào tài khoản.
Athletic chỉ ra không đội bóng nào giỏi bán cầu thủ như Chelsea tại Premier League. 10 năm qua, "The Blues" bỏ túi gần 1,16 tỷ bảng tiền bán cầu thủ. 4 trong 7 mùa gần nhất, Chelsea đều kiếm hơn 100 triệu bảng mỗi mùa khi thanh lọc lực lượng. Nổi bật nhất là việc bán Eden Hazard cho Real Madrid với mức phí 100 triệu bảng vào mùa hè 2019.
Trong 5 năm gần nhất, chỉ Man City tiến gần đến kỷ lục bán cầu thủ của Chelsea. Ở hai kỳ chuyển nhượng hè mới đây, "The Cityzens" đẩy hàng loạt cầu thủ ra đi như Raheem Sterling, Gabriel Jesus, Oleksandr Zinchenko hay Ferran Torres và thu về gần 140 triệu bảng. Đáng nói, Man City không hề suy yếu mà còn mạnh hơn bởi những bản hợp đồng thay thế như Erling Haaland hay Julian Alvarez đều chơi tốt.
Nhờ đâu Chelsea trở thành bậc thầy bán cầu thủ? Câu trả lời đến từ những sản phẩm ấn tượng từ học viện. Loftus-Cheek, Mount, Fikayo Tomori, Marc Guehi hay Tammy Abraham là những cầu thủ "cây nhà lá vườn" giúp "The Blues" bỏ túi hơn 150 triệu bảng.
Tương tự Chelsea, Man City cũng hưởng lợi từ những "sản phẩm" được chính tay đội bóng ươm mầm. Ở mùa hè 2022, đội chủ sân Etihad bán hàng loạt cầu thủ từ học viện như Gavin Bazunu, Romeo Lavia, Samuel Edozie và Juan Larios cho Southampton và thu về 40 triệu bảng. Đội chủ sân Etihad có thể sống khỏe nhờ nguồn lực của bản thân thay vì dựa dẫm vào túi tiền của giới chủ UAE.
Chelsea lãi to khi bán Mount cho MU. Ảnh: Goal. |
Bài toán trăn trở của MU
Trái ngược với Man City và Chelsea, MU gặp quá nhiều khó khăn khi thanh lý cầu thủ. Trong thập kỷ qua, Chelsea kiếm 700 triệu bảng lợi nhuận nhờ bán cầu thủ, con số này của MU chỉ là 132 triệu bảng.
Ở mùa hè 2022, MU chi đến 208 triệu bảng cho hàng loạt tân binh nhưng chỉ thu về 11 triệu bảng tiền bán cầu thủ. Một năm trước đó, "Quỷ đỏ" cũng gặp tình cảnh tương tự. Đội chi 122 triệu bảng vào thị trường chuyển nhượng nhưng chỉ kiếm được 26 triệu bảng ở chiều ngược lại.
Từ mùa hè 2020, MU không bán cầu thủ nào quá 30 triệu bảng. Những thương vụ bán đắt nhất của "Quỷ đỏ" là Daniel James (sang Leeds United với giá hơn 25 triệu bảng). Theo sau là Chris Smalling (12,9 triệu bảng - sang AS Roma) và Andreas Pereira (8 triệu bảng - sang Fulham).
Sự lãng phí lớn nhất đến từ thương vụ Paul Pogba. Cầu thủ người Pháp khiến MU phải bỏ ra 89 triệu bảng vào mùa hè 2017. Sau 5 năm, Pogba rời "Quỷ đỏ" theo dạng tự do. CĐV MU lo lắng David De Gea cũng có thể đi theo lộ trình của Pogba khi cuộc đàm phán giữa đôi bên không có tiến triển.
MU không thể tận dụng nguồn cầu thủ từ học viện tốt như Man City hay Chelsea. Danny Welbeck sang Arsenal với giá 16 triệu bảng hay James Garner đầu quân Everton với mức phí 15 triệu bảng là những thương vụ đáng chú ý nhất. Nhưng chừng đó quá nhỏ nhoi nếu so với số lượng hàng chục cầu thủ trẻ rời Man City và Chelsea trong những năm qua.
Sự mất cân bằng thu chi khiến MU chịu rào cản Luật công bằng tài chính (FFP) ở mùa hè hiện tại. Đội chủ sân Old Trafford chỉ có ngân sách 100 triệu bảng để mua tân binh. "Quỷ đỏ" vẫn là một thế lực hùng mạnh trên thế giới ở khả năng kiếm tiền. Nhưng mọi thứ đảo ngược với MU trên thị trường chuyển nhượng.
Nguồn:Vì sao Chelsea và Man City là bậc thầy bán cầu thủ
Duy Luân
zingnews.vn
-
Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 24/11: Hà Nội và các khu vực trên cả nước
-
Messi: ‘Đội hình Barca hiện tại thật phi thường’
-
4 nhóc tỳ đáng yêu, kháu khỉnh nhà Vân Trang
-
Cuộc sống của Thanh Thanh Hiền trong nhà vườn nghìn mét vuông
-
Nam vương Tuấn Ngọc xuất sắc lọt Top 5 Dự án Nhân ái tại Mr World 2024
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững