VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đối mặt với khoản nợ vay hơn 41.000 tỷ đồng đến hạn phải trả

00:04 | 14/09/2022

|
Tính đến ngày 30/6/2022, tổng nợ vay của VinGroup tăng 28,3% so với hồi đầu năm lên đến gần 156.874 tỷ đồng, cao gấp 1,19 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này.Trong đó, VinGroup đang phải đối mặt với khoản nợ hơn 41.006 tỷ đồng đến hạn phải trả, tương đương chiếm 26,1% tổng nợ vay.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn VinGroup – Công ty CP (HOSE: VIC) đang có khoản nợ trái phiếu dài hạn hơn 77.379 tỷ đồng.

undefined
VinGroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đối mặt với khoản nợ vay hơn 41.000 tỷ đồng đến hạn phải trả.

Các tổ chức lưu ký/phát hành trái phiếu cho VinGroup gồm: Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương với giá trị hơn 50.761 tỷ đồng; Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam gần 1.000 tỷ đồng.Và 2 tổ chức nước ngoài hơn 25.619 tỷ đồng.

Trong đó, bao gồm này Công ty đang có khoản nợ 15.321 tỷ đồng trái phiếu dài hạn đến hạn phải trả và hơn 62.057 tỷ đồng trái phiếu dài hạn.

Ngoài ra, VinGroup cũng đang phải đối mặt với khoản nợ vay hơn 25.658 tỷ đồng với các ngân hàng và các tổ chứu liên quan đến hạn phải trả.

Cụ thể, VinGroup vay Ngân hàng TMCP Ngoại Thương hơn 6.716 tỷ đồng (trong đó đến hạn phải trả 1.056 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 912 tỷ đồng (trong đó đến hạn phải trả 90,2 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam 2.984 tỷ đồng (trong đó đến hạn phải trả 2.092,2 tỷ đồng); Ngân hàng TMCP Quân Đội đến hạn phải trả gần 93 tỷ đồng.

VinGroup cũng vay một số đối tác doanh nghiệp 12.111 tỷ đồng ( trong đó đến hạn phải trả 12.077 tỷ đồng; Các bên thu xếp tín dụng của các khoản vay hợp vốn 1 – 7 hơn 52.653 tỷ đồng (trong đó đến hạn phải trả gần 10.260 tỷ đồng).

Như vậy, tính đến ngày 30/6/2022, VinGroup đang phải đối mặt với khoản nợ hơn 41.006 tỷ đồng đến hạn phải trả, tương đương chiếm 26,1% tổng nợ vay.

undefined
Tình hình nợ vay của VinGroup trong 6 tháng đầu năm 2022

phải đối mặt với khoản nợ “khủng” hơn 41.006 tỷ đồng đến hạn phải trả nhưng hoạt động kinh doanh của VinGroup khá ảm đạm trong 6 tháng đầu năm khi chỉ ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt gần 31.614 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do các dự án bất động sản đang trong quá trình xây dựng.

Tuy nhiên, giá vốn hàng hóa của VinGroup lên tới hơn 36.127 tỷ đồng nên lợi nhận gộp của doanh nghiệp lỗ hơn 4.514 tỷ đồng, trong khi 6 tháng đầu năm ngoái vẫn báo lãi hơn 13.741 tỷ đồng.

Đáng chú ý, so với nửa đầu năm ngoái, chi phí bán hàng của VinGroup giảm 2,8% xuống còn hơn 3.647 tỷ đồng; Chi phí doanh nghiệp giảm 16,5% xuống còn hơn 7.421 tỷ đồng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính của VinGroup tăng 91% lên mức hơn 21.090 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính tăng 22%, lên gần 6.951 tỷ đồng (trong đó chi phí lãi vay hơn 5.061 tỷ đồng). Bên cạnh đó, An Gia Group cũng chịu lỗ trong công ty liên kết 46,3 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 24,4 tỷ đồng).

Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VinGroup trong 6 tháng đầu năm báo lỗ gần 1.490 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn có lãi tới 6.423,6 tỷ đồng.

Nhờ hoạt động khác lãi hơn 4.976 tỷ đồng nên VinGroup vẫn báo lãi trước thuế gần 3.487 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, giảm tới 45,5% so với cùng kỳ. Sau khi trừ thuế, doanh nghiệp báo lãi hơn 1.065 tỷ đồng, giảm 27,5%

undefined
Tính đến ngày 30/6/2022, nợ phải trả của VinGroup lên tới hơn 396.914 tỷ đồng

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản của VinGroup đạt gần 528.958 tỷ đồng, tăng gần 24% so với hồi đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu của doanh nghiệp tăng 49% lên mức hơn 111.815 tỷ đồng; Tiền và các khoản tương đương tiền 114,7% đạt 42.209 tỷ đồng,...

Hàng tồn kho của VinGroup cũng tăng 40,5% so với hồi đầu năm lên hơn 80.978 tỷ đồng tập trung chủ yếu tại bất động sản để bán đang xây dựng (67.821 tỷ đồng), nguyên vật liệu (8.790 tỷ đồng), bất động sản để bán đã hoàn thành (hơn 2.266 tỷ đồng),...

Về cơ cấu nguồn vốn, kết thúc 6 tháng đầu năm, nợ phải trả của VinGroup tăng 48% so với hồi đầu năm lên mức hơn 396.914 tỷ đồng, chiếm tới 75% nguồn vốn của doanh nghiệp. Khoản nợ phải trả của VinGroup bao gồm số tiền khách hàng và các đối tác trả trước để mua các sản phẩm, đặc biệt là mua bất động sản chiếm phần lớn, đạt xấp xỉ 134.100 tỷ đồng; Bên cạnh đó VinGroup còn có các khoản phải trả ngắn hạn khác như: nợ nhà cung cấp, thuế và các khoản chi phí xây dựng trích trước.

Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của VinGroup chỉ chiếm 25% gần 132.044 tỷ đồng. Do đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 2,98 lần. Con số này cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp đang có dấu hiệu mất cân đối và tiềm ẩn rủi ro tài chính.

Tập đoàn VinGroup là chủ đầu tư bất động sản lớn nhất Việt Nam được thành lập năm 2002. Đến năm 2007, cổ phiếu VIC giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).

Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty bao gồm Kinh doanh bất động sản; Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, máy móc, thiết bị công trình; Kinh doanh khách sạn; Dịch vụ giải trí, vui chơi; Dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ; Dịch vụ ăn uống, giải khát; Xây dựng Dân dụng và công nghiệp; Dịch vụ y tế.

Hiện tỷ phú đô la – Phạm Nhật Vượng (1968) đang là Chủ tịch HĐQT VinGroup nắm giữ hơn 985,5 triệu cổ phiếu VIC, tương đương nắm 25,84% cổ phần doanh nghiệp này. Đồng thời vị đại gia quê Hà Tĩnh cũng là thành viên HĐQT của Công ty CP Vinhomes (HOSE: VHM).

Nguồn: https://dientungaynay.vn/doanh-nghiep-so/vingroup-cua-ty-phu-pham-nhat-vuong-doi-mat-voi-khoan-no-vay-hon-41000-ty-dong-den-han-phai-tra

Lê Bình

Tạp chí Điện tử & Ứng dụng