Cà Mau: Khát vọng từ biển

Bài cuối: Ðể kinh tế biển phát triển bền vững

19:05 | 14/03/2022

|
Nhằm hiện thực hoá mục tiêu làm giàu từ biển, tỉnh Cà Mau xác định cần có tư duy đổi mới, đột phá, phù hợp với xu thế chung của đất nước và thế giới về phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển, bảo tồn, giải quyết ô nhiễm môi trường. Ðiều quan trọng là khắc phục những vi phạm đã được cảnh báo trong thời gian trước đây.

Từ những vi phạm...

Hiện nay, kinh tế biển được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Trong đó, ngành khai thác thuỷ sản đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven biển, hải đảo ngày càng được nâng cao. Các đội tàu khai thác thuỷ sản không những thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động tỉnh nhà mà còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, cho biết: “Nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định pháp luật về việc tăng cường công tác chống khai thác IUU, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã chủ động tham mưu UBND tỉnh và tích cực phối hợp với các đơn vị xây dựng, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ có liên quan đến việc chống khai thác IUU, như kiểm soát tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bằng việc thường xuyên nắm tình hình tại địa phương. Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt sau đó mua lại, chuộc về... Không cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho những tàu tái phạm, không xem xét cho chủ tàu, thuyền trưởng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ có liên quan của Nhà nước về thuỷ sản...”.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, tính đến cuối năm 2021, tỉnh cơ bản hoàn thành lắp đặt thiết bị VMS đối với tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên, với số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị VMS có tín hiệu trên hệ thống giám sát là 1.501/1.514 tàu cá (đạt 99,14%). Thực hiện phân quyền tài khoản giám sát tàu cá đến các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý tàu cá theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến thuỷ sản Hoàng An, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Hầu hết chủ ghe tàu hoạt động khai thác vùng khơi đều tranh thủ ngoài gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định còn trang bị thiết bị dò tìm hiện đại. Riêng Công ty Hoàng An, ngoài đội tàu vận tải thu mua thì tất cả các tàu khai thác đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại từ dò tìm đến thu hoạch. Nhờ vậy, mỗi chuyến biển đều đảm bảo an toàn và khai thác hải sản hiệu quả”.

Số lượng tàu cá ở Cà Mau đã thực hiện đánh dấu theo quy định tại Thông tư số 23/2018 của Bộ NN&PTNT là 3.374/4.488 tàu, đạt 75.2%. Việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi xuất bến ra biển hoạt động khai thác thuỷ sản được thực hiện chặt chẽ; kiểm tra 100% tàu cá cặp cảng, rời cảng tại các cảng cá chỉ định.

Cùng với đó, ngành chức năng đã tổ chức trực ban, theo dõi 24/24 thông qua hệ thống giám sát tàu cá để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài. Từ ngày 1/1/2021 đến nay đã phát hiện, kêu gọi hơn 24 tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển trở về vùng biển Việt Nam; theo dõi, xử lý dữ liệu 1.758 tàu cá có thiết bị VMS bị mất tín hiệu kết nối trên biển và 570 tàu cá mất tín hiệu kết nối ngoài khơi trên 10 ngày.

Theo thống kê của ngành chức năng, tính từ đầu năm 2021 đến nay, thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, lực lượng thanh tra chuyên ngành thuỷ sản thuộc Sở NN&PTNT đã phát hiện và xử lý hơn 37 vụ vi phạm, thu phạt với số tiền hơn 700 triệu đồng. Trong đó, số vụ vi phạm liên quan đến khai thác IUU khoảng 19 vụ, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 480 triệu đồng.

Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra các tàu cá hoạt động khai thác trên biển được tổ chức triển khai thường xuyên, liên tục. Lực lượng thanh tra chuyên ngành thuỷ sản đóng tại 5 cửa biển trọng điểm, luôn duy trì sự hiện diện trên biển từ 10-15 ngày/tháng để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý đối với các trường hợp tàu cá vi phạm.

Tính từ ngày 23/10/2017 (ngày EC cảnh cáo “thẻ vàng”) đến nay, lực lượng chuyên môn tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, cửa biển. Qua đó, phát hiện và xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền hơn 11 tỷ đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu là thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định, khai thác sai vùng, nhật ký khai thác... Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khai thác IUU với số tiền hơn 9 tỷ đồng.

Bài cuối: Ðể kinh tế biển phát triển bền vững
Ðể phát huy tiềm năng kinh tế biển, bên cạnh bảo vệ môi trường, khai thác gắn với bảo tồn, cần đảm bảo quốc phòng - an ninh, an toàn, trật tự trên biển.

Từ những vi phạm...

Hiện nay, kinh tế biển được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Trong đó, ngành khai thác thuỷ sản đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng ven biển, hải đảo ngày càng được nâng cao. Các đội tàu khai thác thuỷ sản không những thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động tỉnh nhà mà còn thể hiện vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển.

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, cho biết: “Nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định pháp luật về việc tăng cường công tác chống khai thác IUU, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau đã chủ động tham mưu UBND tỉnh và tích cực phối hợp với các đơn vị xây dựng, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ có liên quan đến việc chống khai thác IUU, như kiểm soát tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài bằng việc thường xuyên nắm tình hình tại địa phương. Phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan theo dõi, giám sát chặt chẽ đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt sau đó mua lại, chuộc về... Không cấp giấy phép khai thác thuỷ sản cho những tàu tái phạm, không xem xét cho chủ tàu, thuyền trưởng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ có liên quan của Nhà nước về thuỷ sản...”.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, tính đến cuối năm 2021, tỉnh cơ bản hoàn thành lắp đặt thiết bị VMS đối với tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên, với số lượng tàu cá lắp đặt thiết bị VMS có tín hiệu trên hệ thống giám sát là 1.501/1.514 tàu cá (đạt 99,14%). Thực hiện phân quyền tài khoản giám sát tàu cá đến các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý tàu cá theo quy định.

Ông Nguyễn Văn Quân, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến thuỷ sản Hoàng An, thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Hầu hết chủ ghe tàu hoạt động khai thác vùng khơi đều tranh thủ ngoài gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định còn trang bị thiết bị dò tìm hiện đại. Riêng Công ty Hoàng An, ngoài đội tàu vận tải thu mua thì tất cả các tàu khai thác đều được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại từ dò tìm đến thu hoạch. Nhờ vậy, mỗi chuyến biển đều đảm bảo an toàn và khai thác hải sản hiệu quả”.

Số lượng tàu cá ở Cà Mau đã thực hiện đánh dấu theo quy định tại Thông tư số 23/2018 của Bộ NN&PTNT là 3.374/4.488 tàu, đạt 75.2%. Việc kiểm tra, kiểm soát tàu cá trước khi xuất bến ra biển hoạt động khai thác thuỷ sản được thực hiện chặt chẽ; kiểm tra 100% tàu cá cặp cảng, rời cảng tại các cảng cá chỉ định.

Cùng với đó, ngành chức năng đã tổ chức trực ban, theo dõi 24/24 thông qua hệ thống giám sát tàu cá để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản vi phạm vùng biển nước ngoài. Từ ngày 1/1/2021 đến nay đã phát hiện, kêu gọi hơn 24 tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển trở về vùng biển Việt Nam; theo dõi, xử lý dữ liệu 1.758 tàu cá có thiết bị VMS bị mất tín hiệu kết nối trên biển và 570 tàu cá mất tín hiệu kết nối ngoài khơi trên 10 ngày.

Theo thống kê của ngành chức năng, tính từ đầu năm 2021 đến nay, thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, lực lượng thanh tra chuyên ngành thuỷ sản thuộc Sở NN&PTNT đã phát hiện và xử lý hơn 37 vụ vi phạm, thu phạt với số tiền hơn 700 triệu đồng. Trong đó, số vụ vi phạm liên quan đến khai thác IUU khoảng 19 vụ, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 480 triệu đồng.

Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra các tàu cá hoạt động khai thác trên biển được tổ chức triển khai thường xuyên, liên tục. Lực lượng thanh tra chuyên ngành thuỷ sản đóng tại 5 cửa biển trọng điểm, luôn duy trì sự hiện diện trên biển từ 10-15 ngày/tháng để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý đối với các trường hợp tàu cá vi phạm.

Tính từ ngày 23/10/2017 (ngày EC cảnh cáo “thẻ vàng”) đến nay, lực lượng chuyên môn tổ chức nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển, cửa biển. Qua đó, phát hiện và xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, với số tiền hơn 11 tỷ đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu là thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định, khai thác sai vùng, nhật ký khai thác... Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm khai thác IUU với số tiền hơn 9 tỷ đồng.

Nguồn: Khát vọng từ biển - Bài cuối: Ðể kinh tế biển phát triển bền vững

V.Ðum - P.Phú - T.Nguyên - H.Diệu

baocamau.com.vn