Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
Đặc biệt, theo dự báo của VARS, nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục được thúc đẩy, tạo động lực dẫn dắt cho thị trường, thông qua hoạt động sáp nhập và mua bán doanh nghiệp theo hướng "góp gạo thổi cơm chung".
Trình bày báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam quý III và 9 tháng đầu năm 2024, ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác nghiên cứu thị trường VARS cho biết, thị trường BĐS Việt Nam đang dần phục hồi sau giai đoạn khó khăn, nhưng từng phân khúc vẫn đối mặt với những thách thức riêng.
Theo đó, phân khúc BĐS công nghiệp tiếp tục duy trì sức nóng, với số lượng dự án mới được triển khai tăng trưởng mạnh, cùng nguồn vốn FDI ngày càng dồi dào. Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động vẫn duy trì mức tăng ổn định, đạt khoảng 75%.
Trong đó các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 82% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 92%. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã thành lập vẫn khó bật tăng do cung - cầu chờ nhau: Chủ đầu tư khu công nghiệp chốt được khách mới đầu tư hạ tầng, trong khi nhà đầu tư lại chỉ quyết định đầu tư dự án đã có hạ tầng. Thách thức của phân khúc này còn đến từ yêu cầu "xanh hoá" các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư và định hướng phát triển bền vững của đất nước.
Xu hướng BĐS xanh đang nổi lên, được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường trong chu kỳ mới. |
Phân khúc BĐS thương mại văn phòng và bán lẻ đều tiếp tục phát triển với nhiều tiềm năng trong dài hạn từ các nhu cầu ngày càng tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng. Các văn phòng hiện đại, cao cấp, đạt chứng chỉ xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững tiếp tục thu hút khách thuê, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài.
Các trung tâm thương mại mới, tích hợp nhiều hoạt động, cũng tiếp tục đắt khách. Trong khi các tòa nhà văn phòng cũ, các trung tâm thương mại cũ, không chủ động cải tạo, nâng cấp, cùng với các mặt bằng nhà phố diện tích nhỏ tại các tuyến phố đắc địa, ghi nhận tỷ lệ trống ngày càng cao.
Ông Lê Đình Chung cũng đề cập đến sự khó khăn của thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Theo đó, trong quý III/2024, thị trường BĐS du lịch, nghỉ dưỡng Việt Nam ghi nhận khoảng 945 sản phẩm mới, giảm mạnh chỉ bằng 35% so với quý trước và tương đương với cùng kỳ năm 2023.
Sự sụt giảm này chủ yếu do nguồn cung mới quý trước phát sinh cục bộ từ một dự án lớn. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, toàn thị trường du lịch, nghỉ dưỡng ghi nhận 4.059 sản phẩm mở bán mới, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2023, nhưng mới chỉ đạt 25% so với cùng kỳ năm 2022.
Một nhấn mạnh quan trọng được đề cập trong báo cáo là việc Nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường giám sát và điều tiết thị trường, bảo đảm sự ổn định và phát triển đúng hướng. Đồng thời, xu hướng BĐS xanh đang nổi lên, được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường trong chu kỳ mới.
Các phân khúc sẽ tiếp tục ghi nhận sự phục hồi: Căn hộ cao cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường, biệt thự, liền kề trở nên sôi động, đất nền pháp lý sạch thu hút nhà đầu tư, và nhà ở xã hội sẽ có thêm cơ hội nhờ vào các quy định mới. BĐS công nghiệp tăng trưởng, BĐS du lịch nghỉ dưỡng sẽ có cơ hội cải thiện nhờ vào việc condotel được cấp sổ.
Trong bối cảnh hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện, VARS kiến nghị, các chủ đầu tư, sàn giao dịch và môi giới BĐS cần chủ động cập nhật và nắm bắt kịp thời các thay đổi mới. Đồng thời, doanh nghiệp cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp với hành lang pháp lý và xu hướng phát triển thị trường.
Cụ thể, VARS đề xuất các chủ đầu tư cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm theo đúng xu hướng và khả năng chi trả của phần đông người dân. Các sàn giao dịch BĐS phải nâng cao trách nhiệm trong việc thẩm định pháp lý dự án, nhằm đảm bảo lựa chọn những dự án chất lượng tham gia phân phối. Đối với môi giới BĐS, việc tham gia các chương trình đào tạo, thi sát hạch chứng chỉ hành nghề là bước đi quan trọng để xây dựng sự chuyên nghiệp và uy tín trong nghề.
Ngoài ra, chủ đầu tư, sàn giao dịch và môi giới BĐS nên tập trung vào thế mạnh, tránh dàn trải, ôm đồm làm giảm hiệu quả hoạt động, phân tán nguồn lực và khó đạt được kết quả tối ưu. Trong mọi hoạt động, cần lấy thị trường chung làm trọng yếu. Cần xác định rõ, thị trường có khỏe thì doanh nghiệp, môi giới BĐS mới khỏe, khi đó, khách hàng và nhà đầu tư mới yên tâm.
VARS cho rằng, thị trường BĐS đang ở giai đoạn chuyển giao, vì vậy, sẽ rất nhạy cảm trước các yếu tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực từ các chủ thể. Sự tăng trưởng nhẹ ở một số phân khúc có thể tạo nên đà hồi phục mạnh mẽ, nếu các yếu tố hỗ trợ từ chính sách, hạ tầng và tài chính được đáp ứng. Tuy nhiên, câu chuyện tăng giá BĐS nếu không được can thiệp sớm, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho thị trường và cho cả xã hội.
Nguồn:Bất động sản cuối năm có tăng nhiệt?
Bảo Thoa
laodongthudo.vn
- Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
- Một số lưu ý nếu muốn xây nhà trên đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024
- Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2, mặt tiền ít nhất 4m
- Giá bất động sản sẽ giảm trong thời gian tới?
- Hà Nội: Sẽ có thêm chung cư gần 18.000 người tại quận Ba Đình
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Son Heung Min ghi bàn thứ 50, đội tuyển Hàn Quốc tiến gần vòng chung kết World Cup 2026
-
Nguồn cung thị trường bất động sản sẽ được tháo gỡ từ năm 2025
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Thaco tổ chức lớp đào tạo về trí tuệ nhân tạo
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026