Công nghệ Trung Quốc nhảy vào cuộc đua ChatGPT
Baidu sẽ hoàn thành thử nghiệm dự án tương tự ChatGPT vào tháng Ba |
Áp lực về tiền sẽ khiến ma thuật của ChatGPT hết phép |
Tuần này, Alibaba, Tencent, Baidu, NetEase và JD.com đồng loạt công bố dự định thử nghiệm và ra mắt chatbot AI tương tự ChatGPT của OpenAI trong tương lai gần. Họ háo hức muốn trình diễn kết quả cho các nỗ lực nghiên cứu AI để tận dụng “cơn sốt” hiện nay.
ChatGPT được Microsoft hậu thuẫn đã kích hoạt cuộc đua AI sau khi trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất lịch sử. Chatbot có thể trò chuyện, viết báo, làm bài tập, kể chuyện cười, thậm chí viết thơ theo yêu cầu của người dùng. Gần đây, Google giới thiệu dịch vụ đối thủ Bard song chưa gây ấn tượng. Màn thể hiện nhạt nhòa của Bard khiến “ông lớn” công nghệ Mỹ phải trả giá đắt, “bốc hơi” hơn 100 tỷ USD vốn hóa.
AI là một trong những lĩnh vực cạnh tranh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. (Ảnh: Nikkei) |
Cạnh tranh về AI cũng không tránh khỏi các yếu tố địa chính trị. Đây là một trong các “mặt trận” nóng nhất trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung.
Cổ phiếu Baidu tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 11 tháng sau khi tiết lộ kế hoạch ra mắt chatbot Ernie Bot, xây dựng trên nền tảng công nghệ phát triển từ năm 2019. Công ty đặt mục tiêu hoàn thành thử nghiệm nội bộ trong tháng 3 trước khi phát hành chatbot cho công chúng.
Sau Baidu, Alibaba cũng nói đang thử nghiệm công cụ giống ChatGPT nhưng không tiết lộ thêm gì. Cổ phiếu của hãng tăng 3,96% trong phiên giao dịch ngày 9/2. Tencent xác nhận kế hoạch nội dung do AI sản xuất và đang tiến hành nghiên cứu liên quan theo thứ tự.
“Gã khổng lồ” thương mại điện tử JD.com dự định tích hợp một số công nghệ AI như xử lý ngôn ngữ tự nhiên vào dịch vụ của mình. Trong khi đó, hãng game NetEase nghiên cứu đưa nội dung do AI sáng tạo vào bộ phận giáo dục.
Dù vậy, một số chuyên gia trong ngành nhận định nên thận trọng trước “cơn sốt” AI.
Một quan chức giấu tên nhận xét: “Mỗi khi có thứ gì đó được gọi là ‘điều vĩ đại tiếp theo’ xuất hiện, nhiều doanh nghiệp lại thông báo tham gia lĩnh vực song vài công ty có lẽ chỉ muốn ‘ăn theo’ mà không có sản phẩm cụ thể nào”.
Một thách thức khác là Trung Quốc kiểm duyệt chặt chẽ không gian mạng nên việc tạo ra nội dung từ AI cũng khó hơn.
Nhà phân tích Kai Wang đến từ Morningstar Asia Limited nói nhiều công ty AI Trung Quốc xem công nghệ giống ChatGPT là động lực tăng trưởng dài hạn. Vì vậy, ngay khi biết về kế hoạch của Baidu, họ cũng muốn tranh thủ cơ hội.
Song, Wang chỉ ra những điều chưa chắc chắn liên quan đến hoạt động của chatbot tại Trung Quốc vì các sản phẩm này vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Nó là môi trường cạnh tranh, quy định và cuối cùng là khả năng vận hành. Ông cũng lo ngại về khả năng kiếm tiền từ các sản phẩm cũng như mức độ pha loãng lợi nhuận về lâu dài.
Một số cổ phiếu liên quan đến AI đã sụt giảm trong ngày 9/2 sau khi truyền thông lên tiếng về rủi ro “vài mô hình mới” bị thổi phồng quá mức. Họ lừa người khác vào bẫy “bơm – xả” và cuối cùng, các nhà đầu tư có thể bị bỏ lại trong nước mắt, bài báo trên Securities Times viết.
Nguồn: Công nghệ Trung Quốc nhảy vào cuộc đua ChatGPT
Du Lam (Theo Nikkei)
ictnews.vietnamnet.vn
- Đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam
- Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 chính thức khai mạc
- Sản phẩm của Viettel AI góp mặt tại Hội nghị Châu Âu về Trí tuệ nhân tạo
- Apple ra mắt iPhone 16 với loạt nâng cấp mới
- AI lừa dối là mối đe dọa đối với nhân loại?
- Thúc đẩy đổi mới, hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sản xuất và chuỗi cung ứng vật liệu
-
5 bộ phim truyền hình Hàn Quốc cực hợp khi xem cùng người ấy dịp Noel
-
Cường Thịnh Fish - Chất lượng cá sông Đà là giá trị của thương hiệu
-
Táo Quân 2025 có gì mới?
-
Tử vi ngày 26/12/2024: Tuổi Tỵ công việc thuận lợi, tuổi Dần động lực cống hiến
-
Bản tin Năng lượng xanh: Qcells cho biết đột phá công nghệ có thể giảm không gian cần thiết cho các tấm pin mặt trời
-
Nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động
-
Thương mại điện tử là lĩnh vực tiên phong, trụ cột của nền kinh tế số
-
Giá vé xem tuyển Việt Nam đá bán kết AFF Cup tăng gấp 3 lần
-
Kinh tế Việt Nam 2025: Sẵn sàng cho kỷ nguyên mới