Hà Nội cung ứng hàng hóa như thế nào đối với giãn cách phân vùng “đỏ- cam- xanh”?
Đối với Phân vùng 1, đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm (gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, gia vị, rau củ quả, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ ngũ cốc), 2 mặt hàng phòng chống dịch (khẩu trang kháng khuẩn và nước sát khuẩn) và 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
Hà Nội phân chia 3 vùng "đỏ, cam, xanh" để áp dụng các mức giãn cách khác nhau sau ngày 6/9 |
Phân vùng 1 sẽ có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.
Để đảm bảo nguồn và cung ứng hàng hóa, Hà Nội yêu cầu các DN phân phối hiện đại đảm bảo nguồn cung, điều động vận chuyển cung ứng và nhân lực phục vụ đáp ứng được yêu cầu của nhân dân trong vùng. DN cần dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường của người dân.
Người dân vùng 1 Hà Nội: Mua hàng 2 lần/tuần, đặt online chỉ ship trong quận
Cùng với các Ban quản lý chợ trên địa bàn để hỗ trợ vận chuyển cung ứng hàng hóa bán buôn cho tiểu thương các chợ khi có nhu cầu. Phối hợp với các địa phương tổ chức bán hàng lưu động đối với các địa bàn có ít hệ thống phân phối (Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Tây Hồ) và các địa bàn có chợ bị đóng cửa (Thanh trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông).
Các chợ trên địa bàn tại Phân vùng 1, tiểu thương chủ động lấy hàng từ chợ đầu mối, trên địa bàn trong Phân vùng 1. Ban quản lý chợ làm đầu mối tổng hợp nhu cầu nguồn hàng, trực tiếp liên hệ với các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, các hệ thống phân phối hiện đại… có nguồn cung để hỗ trợ tiểu thương về đầu vào, có hàng hóa bán lẻ phục vụ nhân dân.
Trong trường hợp nguồn cung chưa đủ cho các tiểu thương trong chợ, Thành phố sẽ cho vận hành các điểm trung chuyển để làm điểm giao nhận hàng hóa cho tiểu thương các chợ..
Các quận, huyện, thi xã, các lực lượng chức năng, đảm bảo cho các xe vận chuyển được lưu thông bình thường qua các chốt của thành phố và các phân vùng đảm bảo nguồn cung không bị đứt gãy. Trong đó, ở vùng đỏ, khu vực cách ly, phong tỏa, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân (sử dụng lực lượng shipper, các lực lượng khác: phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố,... để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt).
Để đảm bảo vận chuyển cung ứng hàng hóa đến người dân, Sở Công Thương đề nghị các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an thành phố cấp mã nhân diện (đối với xe ôtô) và cấp giấy phép đi đường cho các xe máy.
“Xe ôtô được phép hoạt động theo quy định thực hiện cung ứng, vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, các vùng vào Vùng 1; các shipper chỉ hoạt động trong Phân vùng 1,” đại diện Sở Công Thương cho hay.
Đặc biệt, đối với các phương tiện vận chuyển (xe ôtô)của các cơ sở, Hợp tác xã, doanh nghiệp… sản xuất, kinh doanh, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện đủ điều kiện được phép lưu thông, tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa, các đơn vị chủ động điều tiết việc vận chuyển nhằm đảm bảo việc cung ứng đầy đủ hàng hóa cho nhân dân trong Phân vùng 1.
Người dân được UBND quận/huyện thực hiện phát Phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán. Còn mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến, các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận/huyện.
Mua hàng tại các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn, UBND các Phường/xã thông báo cụ thể thời gian, địa điểm,... để người dân tham gia mua sắm.
Hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân Hà Nội vẫn dồi dào |
Đối với Phân vùng 2 và Phân vùng 3, lượng hàng hóa Phân vùng 2 cho tổng số dân là 1.634.100 người; Phân vùng 3 cho tổng số dân 2.684.419 người đối với 12 mặt hàng thiết yếu, 2 mặt hàng phòng chống dịch, 5 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.
Trong Phân vùng 2 có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu.
Phân vùng 3 có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.
Về phương án vận chuyển và cung ứng hàng hóa tại Phân vùng 2 và 3, thực hiện theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 7/8/2021 của UBND Thành phố về việc đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, Thành phố sẽ đảm bảo đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn. Thế nên, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.
Tăng cường các chính sách đảm bảo an sinh xã hội
Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, trong đợt giãn cách thứ 3 vừa qua, Thành phố đã nỗ lực cố gắng thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã đạt được hiệu quả kiềm chế lây lan dịch bệnh.
Thành phố đã tập trung nguồn lực nâng cao năng của ngành Y tế, đầu tư trang thiết bị cho các bệnh viện, mở rộng các khu điều trị, thu dung F0 thể nhẹ, nâng công suất lên 20.000 ở thời điểm hiện tại và 70.000 chỗ cách ly...
Thành phố đã nhận được sự vào cuộc của nhân dân, tham gia trực tiếp vào phòng chống dịch bệnh đã có sự chuyển biến tích cực, nhờ đó mới có được kết quả phòng chống dịch của Thành phố như hôm nay: Các "vùng xanh" tăng lên, ca nhiễm trong cộng đồng có tỷ lệ ngày càng giảm, các ổ dịch mới xuất hiện có quy mô lớn, phức tạp đã được kiểm soát, nhất là ổ dịch ở Thanh Xuân Trung
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, Thành phố tiếp tục thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội, ban hành nhiều chính sách ngoài chính sách của Trung ương, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết 15 với 10 nhóm đối tượng ngoài các đối tượng được quy định tại Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong |
Ngoài ra, Thành phố đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục rà soát các đối tượng khó khăn, trong đó, giao Ủy ban MTTQ Thành phố đang xây dựng để tiếp tục hỗ trợ thêm. Thành phố cũng giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp tục tính toán để hỗ trợ vòng thứ 2 cho các đối tượng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành Y tế, các chuyên gia và nhận định tình hình thực tế cũng như đánh giá của lãnh đạo Trung ương, tuy đạt được kết quả như vậy nhưng nguy cơ vẫn còn rất cao, trong đó, có một số ổ dịch phát sinh có nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Lây nhiễm cũng đã xuất hiện trong chuỗi cung ứng, lái xe đường dài phía Nam ra Hà Nội, đội ngũ giao hàng, chợ dân sinh,…
“Mặc dù rất quyết tâm, quyết liệt nhưng vẫn còn hiện tượng ở một số địa bàn cônng tác chống dịch vẫn còn lơi lỏng, “chặt ngoài, lỏng trong”, vẫn còn hiện tượng lây trong khu cách ly,… khiến lãnh đạo Trung ương và người dân vẫn còn lo lắng. Bên cạnh đó, lượng người ra đường trong thời gian giãn cách vẫn còn rất đông, không đáp ứng được mục tiêu của việc giãn cách, vì vậy, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn rất cao”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Thành ủy thống nhất với đề xuất của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố về tiếp tục thực hiện giãn cách sau thời gian ngày 6/9/2021; giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố hoàn thiện để ban hành Chỉ thị mới về công tác phòng, chống dịch.
Trong đó phân theo 3 vùng, Vùng 1 có nguy cơ rất cao tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng sẽ áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Các phương án cụ thể sẽ được UBND Thành phố thông qua sớm nhất để công bố rộng rãi cho nhân dân biết, đồng chí Nguyễn Văn Phong nêu.
Cũng theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, do đây là việc chưa từng có tiền lệ nên Thành phố xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế đến mức tối đa lượng người ra đường. Thành phố đã giao Công an Thành phố chủ trì việc cấp giấy đi đường, trên cơ sở tham khảo các tỉnh, thành khác và căn cứ vào thực tiễn của Thủ đô.
Nhấn mạnh một số mục tiêu ưu tiên trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Thành phố sẽ tập trung giãn cách xã hội thực chất, hiệu quả hơn; tăng cường đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, nhất là đối với khu vực có nguy cơ cao, có giải pháp phù hợp từng địa bàn, đối tượng. Đồng thời, đẩy mạnh việc tiêm vắc xin đảm bảo an toàn, đúng đối tượng, cấp đến đâu tiêm ngay đến đó. Hiện tại, năng lực tiêm của Hà Nội vẫn còn dư với khả năng tiêm 200 nghìn mũi/ngày, nhưng cao điểm hiện nay mới đến 150 nghìn mũi/ngày.
Thành phố cũng tiếp tục chuẩn bị cao hơn một bước, trước một bước về năng lực thu dung, điều trị, trang thiết bị ngành y tế và đào tạo, củng cố lực lượng y bác sĩ, chủ động đáp ứng diễn biến dịch ở mức cao hơn. Tăng cường đảm bảo an sinh xã hội bằng nguồn lực của Thành phố và xã hội hoá để chăm lo tốt hơn cho người dân, đặc biệt là người dân còn khó khăn.
Ngoài các công việc thường xuyên, Thành phố sẽ tiếp tục quyết liệt hơn, tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao ý thức kỷ luật, kỷ cương trong phòng chống dịch từ Thành phố tới tận thôn, tổ dân phố. Thành phố sẽ kiên quyết xử lý đơn vị chủ quan, lơi lỏng.
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành với Thành phố để cùng khống chế, giảm thiểu dịch bệnh lây lan. Đồng thời giao Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi sát diễn biến thông tin trên báo chí và mạng xã hội để có trao đổi, định hướng, xử lý cho phù hợp; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để tuyên truyền có căn cứ, chính xác.
Nguồn: Hà Nội cung ứng hàng hóa như thế nào đối với giãn cách phân vùng “đỏ- cam- xanh”?
Nguyễn Triệu
doanhnhanvn.vn
- Kinh tế Việt Nam 2025: Sẵn sàng cho kỷ nguyên mới
- Cuộc đua thương mại điện tử sẽ ngày càng khốc liệt
- Đòn bẩy lớn nhất của bức tranh kinh tế năm 2024 là nỗ lực hoàn thiện thể chế
- Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,4% năm 2024 và 6,6% năm 2025
- Giảm giá cuối năm: Cảnh giác với ‘chiêu đẩy hàng’ của nhà bán lẻ
-
Tổng Giám đốc điều hành MIS Hoàng Văn Lược: "Làm sao để các em giống như những chiếc la bàn vạn năng"
-
Cuộc đua thương mại điện tử sẽ ngày càng khốc liệt
-
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
-
Đo lường và đánh giá quan hệ xã hội: Bệ phóng cho doanh nghiệp phát triển bền vững
-
Bản tin Năng lượng xanh: Qcells cho biết đột phá công nghệ có thể giảm không gian cần thiết cho các tấm pin mặt trời
-
Tử vi ngày 20/12/2024: Tuổi Thìn biểu hiện xuất sắc, tuổi Ngọ tinh thần nhiệt huyết
-
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
-
Manulife tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho 3.000 người dân TP.HCM
-
Kinh tế Việt Nam 2025: Sẵn sàng cho kỷ nguyên mới