Liệu các thương hiệu xa xỉ có còn đáng giá không?

13:40 | 28/07/2024

|
Kết quả báo cáo doanh thu quý II của các gã khổng lồ hàng xa xỉ đang cho thấy nhu cầu đã giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, bên cạnh sự u ám của kinh tế vĩ, nhưng theo các nhà phân tích, có thể có những vấn đề sâu xa hơn với đề xuất giá trị thực sự của ngành hàng xa xỉ.

Kết quả báo cáo doanh thu quý II của các gã khổng lồ hàng xa xỉ đang cho thấy nhu cầu đã giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, bên cạnh sự u ám của kinh tế vĩ, nhưng theo các nhà phân tích, có thể có những vấn đề sâu xa hơn với đề xuất giá trị thực sự của ngành hàng xa xỉ.

Liệu các thương hiệu xa xỉ có còn đáng giá không?
Sự u ám của kinh tế vĩ mô đang ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hàng xa xỉ, nhưng theo các nhà phân tích, có thể có những vấn đề sâu xa hơn với giá trị cốt lõi của ngành hàng này. Ảnh: Getty Images

Tuần này, các công ty thời trang xa xỉ lớn nhất đã báo cáo doanh thu giảm trong quý thứ hai liên tiếp, nhấn mạnh nhu cầu đối với các thương hiệu xa xỉ lớn đã giảm mạnh như thế nào so với mức cao nhất sau đại dịch.

Cụ thể, doanh số bán hàng của “ông lớn” ngành hàng xa xỉ LVMH đã giảm 1%, trong khi doanh thu của Kering, chủ sở hữu Gucci giảm 11%. Tuần trước, Richemont đã báo cáo doanh số bán hàng giảm 1%, trong khi thương hiệu Burberry giảm 22%.

Dù có một vài điểm sáng như: Brunello Cucinelli, Hermès và Moncler đã báo cáo mức tăng trưởng hai con số trong quý trước. Và rõ ràng là Gucci và Burberry, đang vật lộn để tái khởi động dưới sự lãnh đạo và định hướng thẩm mỹ mới, đang phải gánh chịu những thách thức không hề nhỏ.

Trong bối cảnh ảm đạm ấy, các “ông lớn” hàng đầu của nhóm ngành xa xỉ đang cảm thấy sức nóng bủa vây. Các nhà phân tích, cho rằng sự u ám về kinh tế vĩ mô là một phần của vấn đề.

Trên khắp thế giới, nền kinh tế trì trệ đã hạn chế việc tạo ra của cải mới. Ở châu Á ngoại trừ Nhật Bản, nơi doanh số của LVMH giảm 14% trong quý trước, tình trạng kinh tế bất ổn, bao gồm giá trị bất động sản sụp đổ và tình trạng thất nghiệp của thanh niên gia tăng đã gây sức ép nặng nề lên niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường chính là Trung Quốc.

Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, những người mua sắm đầy tham vọng đã rút lui khỏi hàng xa xỉ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại. Theo dữ liệu công bố hôm thứ Năm, tổng sản phẩm quốc nội tăng 2,8 phần trăm trong quý thứ hai, tăng so với quý trước, nhưng giảm so với đà tăng mạnh bất ngờ được thấy vào cuối năm ngoái.

Các nhà kinh tế, cho biết nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn kiên cường, nhưng lạm phát kéo dài và bất ổn chính trị đang làm suy yếu yếu tố "cảm thấy tốt" của người tiêu dùng, yếu tố quan trọng đối với doanh số bán hàng xa xỉ.

Cùng với đó là sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng, từ hàng hóa vật chất sang những trải nghiệm như du lịch, cũng là một phần khiến cho câu chuyện doanh số của các thương hiệu xa xỉ suy giảm.

Tuy nhiên, đối với thời trang xa xỉ, nhu cầu chậm lại có thể là do tự thân ngành hàng này gây ra. Các thương hiệu xa xỉ lớn kinh doanh trên một hình ảnh tiếp thị được xây dựng cẩn thận, được thúc đẩy bởi sự va chạm mạnh mẽ giữa di sản vốn thấm đẫm hệ thống phân cấp xã hội châu Âu cũ và văn hóa người nổi tiếng hiện đại. Chìa khóa để kể chuyện là những tuyên bố khéo léo về nghề thủ công, sự sáng tạo và tính độc quyền. Nhưng hình ảnh này đang bị sờn đi rất nhiều.

Trong những năm gần đây, các thương hiệu đã tăng giá nhanh hơn nhiều so với lạm phát vì họ nhắm đến những khách hàng giàu có để bảo vệ biên lợi nhuận. Điều này không chỉ khiến những khách hàng thuộc thế hệ Z (Gen Z) và tầng lớp trung lưu, những người đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng ngày càng xa lánh, mà còn gây áp lực lên giá trị cốt lõi của hàng xa xỉ khi người mua hàng tự hỏi liệu các thương hiệu xa xỉ có thực sự xứng đáng với cái tên “xa xỉ” hay không.

Việc tăng giá của ngành không đi kèm với sự đổi mới sản phẩm tương ứng. Ngược lại, ngành công nghiệp xa xỉ hiện đang phải chịu đựng tình trạng thiếu sáng tạo từ cấp cao nhất, với một số hãng thời trang lớn không có định hướng sáng tạo hoặc chuyển sang các giám đốc sáng tạo ít có xu hướng đặt cược vào thẩm mỹ táo bạo.

Trong các cửa hàng, các thương hiệu đã tìm cách biện minh cho mức giá tăng cao bằng những kiểu dáng siêu cổ điển mà khách hàng biết rằng họ sẽ mặc nhiều. Nhưng điều này đã góp phần tạo nên cảm giác giống nhau lan rộng.

Cùng lúc đó, các báo cáo về chất lượng giảm sút đang lan truyền trực tuyến, làm suy yếu các tuyên bố về nghề thủ công. Một cuộc điều tra của Ý về việc sử dụng lao động bóc lột đã lan truyền trên mạng xã hội, cùng với đó là hành động của một số người tiêu dùng về việc cắt bỏ những chiếc túi xa xỉ khi liên tục đặt câu hỏi, rằng “chúng thực sự đáng giá bao nhiêu”.

Tiếp theo là sự phổ biến ngày càng tăng của các thương hiệu xa xỉ, làm suy yếu cảm giác đặc biệt của nó. Ngành công nghiệp xa xỉ có lẽ cần thiết phải giải quyết vấn đề giá cả tăng cao.

Thế nhưng, giới phân tích cũng đặt câu hỏi, rằng liệu nó có thể điều chỉnh phương trình giá trị và tái tạo niềm tin vào sự sáng tạo, sự khéo léo và các yếu tố độc quyền rất quan trọng đối với những mong muốn của người tiêu dùng hay không?

Nguồn:Liệu các thương hiệu xa xỉ có còn đáng giá không?

Minh Đức

thuongtruong.com.vn