Bến Tre: Hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp của tỉnh

07:20 | 01/04/2023

|
Tỉnh đang quyết tâm cùng cả nước tăng gấp đôi số lượng doanh nghiệp (DN) qua mỗi nhiệm kỳ. Qua số liệu thống kê vừa cập nhật, toàn tỉnh hiện có 5.809 DN, trong đó có 4.271 DN đang hoạt động. Riêng số liệu công bố từ Cục Thuế tỉnh, có 4.832 DN có mã số thuế và đang hoạt động. Kết quả này cho thấy qua nửa nhiệm kỳ, số lượng DN của tỉnh đã phát triển tăng gấp đôi so với cuối nhiệm kỳ trước.
Bến Tre: Triển khai Dự án Sản xuất cây ăn quả theo VietGAPBến Tre: Triển khai Dự án Sản xuất cây ăn quả theo VietGAP
Bến Tre: Khảo sát một số dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Bình ĐạiBến Tre: Khảo sát một số dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Bình Đại

Doanh nghiệp sản xuất đất sạch gặp khó khăn được hỗ trợ tháo gỡ kịp thời.

Doanh nghiệp sản xuất đất sạch gặp khó khăn được hỗ trợ tháo gỡ kịp thời.

Liên kết phát triển

Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và khởi nghiệp tỉnh Trần Thị Xuân Duyên cho biết: Hoạt động liên kết thực hiện các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp (KN) được khẩn trương triển khai với các đơn vị như: Mạng lưới KN đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN, Quỹ KN DN khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN. Đặc biệt, hoạt động liên kết thực hiện chuỗi hoạt động hỗ trợ KN được tiếp tục triển khai với các đơn vị như: Mạng lưới KN ĐBSCL, Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN, Quỹ KN DN KH&CN Việt Nam.

DN có nhu cầu vay vốn hỗ trợ mở rộng mặt bằng, sản xuất, kinh doanh được quan tâm. Cụ thể, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giới thiệu 5 hộ kinh doanh, DN có nhu cầu vay vốn. Kết quả, có 1 hộ kinh doanh tiếp cận được và vay tín chấp, với số tiền 200 triệu đồng. Quỹ phát triển KHCN hỗ trợ 2,5 tỷ đồng cho 2 DN đầu tư trang thiết bị phát triển sản phẩm, trong đó có Công ty TNHH Funny Fruit là DN trẻ, KN với sản phẩm dừa. DN đã̃ đầu tư nâng cấp thiết bị hệ thống dừa sấy giòn với số vốn 500 triệu đồng. Đơn vị cũng đã phố́i hợp với Sở Công Thương thực hiện công tác tuyên truyền kế hoạch chuyển đổi số cho tối thiểu 1 ngàn DN (có hơn 400 DN đăng ký tham gia). Họp mặt KN định kỳ gắn với gặp gỡ Mạng lưới cố vấn KN tỉnh được duy trì từ năm 2021 đến nay…

Cũng theo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và KN tỉnh Trần Thị Xuân Duyên, lũy kế từ năm 2021 đến nay, có 1.180 DN (kế hoạch đến năm 2025, toàn tỉnh thành lập mới 5 ngàn DN) thành lập mới, đạt 23,6%; 124 hộ kinh doanh chuyển lên DN, đạt 8,26% (kế hoạch 1.500 DN); 202 DN KN, đạt 33,66% (kế hoạch 600 DN), chưa có DN dẫn đầu (kế hoạch là 100 DN).

Kiến tạo hệ sinh thái

Mekong Innovation Hub (Không gian đổi mới sáng tạo - ĐMST Mekong) có mục tiêu nhằm nỗ lực kiến tạo hệ sinh thái KN ĐMST, là hạt nhân để quy tụ và phân bổ nguồn lực hỗ trợ KN của tỉnh, mở rộng các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL thông qua liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế. Đến nay, qua hơn 3 năm đi vào hoạt động, Mekong Innovation Hub đã đạt được một số kết quả bước đầu. Đơn vị đã đồng hành, hỗ trợ trực tiếp 15 dự án KN đặt trụ sở tại không gian. Hàng năm, thực hiện tuyể̉n chọn và ươm tạo trực tiếp từ 10 - 15 dự án KN, một số dự án sau ươm tạo đã và đang hoạt động khá tốt trên thị trường.

Sơ chế, chế biến dừa xuất khẩu tại xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam.

Sơ chế, chế biến dừa xuất khẩu tại xã Thành Thới B, huyện Mỏ Cày Nam.

Ngoài thực hiện nhiệm vụ ươm tạo, sự ra đời của Không gian ĐMST Mekong đã góp hình thành nên mạng lưới kết nối các DNKN và nâng cao năng suấ́t chất lượng sản phẩm - dịch vụ thông qua các hoạt động về ĐMST, thúc đẩy sự vào cuộc tích cực của cộng đồng đối với hoạt động sáng tạo và KN, hình thành sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành tốt trong hệ sinh thái thông qua các hoạt động kết nối, bước đầu đã tạo niềm tin, trở thành điểm đến quen thuộc của DN, từng bước hình thành và phát triển văn hóa KN sáng tạo trên địa bàn.

Qua nghiên cứu tình hình thực tế của địa phương cần tiếp tục đầu tư duy trì, phát triển Không gian ĐMST Mekong là rất cần thiết sau khi kết thúc Đề tài nghiên cứu KH&CN cấp tỉnh, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả kết quả đạt được của đề tài, tránh lãng phí nguồn lực đã được huy động để thực hiện đề tài, góp phần xây dựng, phát triển và hoàn thiện Hệ sinh thái KN ĐMST trên địa bàn tỉnh.

Trước yêu cầu đó, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Dương Văn Phúc đề xuất kiến nghị với UBND tỉnh sớm xem xét, trình thông qua HĐND tỉnh Nghị quyết về việc quy định một số chính sách đặc thù khuyến khích, hỗ trợ phát triển DN, DN dẫn đầu trên địa bàn tỉnh. Củng cố, kiện toàn Quỹ̃ Đầu tư KN tỉnh, minh bạch hóa nguồn vốn, cơ chế, điều kiện, thủ tục hỗ trợ. Đồng thời, đề xuất xem xét chia thành các nguồn vốn khác nhau cho từng đối tượng (như: nhóm đang nghiên cứu hiện thức hóa ý tưởng, dự án; nhóm đã có kết quả kinh doanh...).

Sở cũng kiến nghị việc xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức quản lý và hoạt động của Không gian ĐMST Mekong; xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương cho phép xây dựng khu làm việc chung hỗ trợ DN nhỏ và vừa, trong khuôn viên khu đất thuộc quyề̀n sử dụng của Sở Kế hoạch và Đầu tư và tạo điều kiện cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư và KN tỉnh tiếp cận với các chương trình, nguồn quỹ KN trong và ngoài nước.

“Không gian ĐMST Mekong là nơi ươm tạo, thúc đẩy phát triển DN. Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, nghiên cứu trình lại UBND tỉnh chủ trương về cơ sở vật chất, bộ máy hoạt động của Không gian ĐMST Mekong, từng bước tái cơ cấu, nâng cao chất lượng hoạt động, tạo hiệu quả thiết thực. Trung tâm Xúc tiến đầu tư và KN tỉnh chủ động kết nối, điều phối các hoạt động tiếp cận nhà đầu tư trong việc đàm phán, tổ chức các sự kiện đảm bảo hiệu quả”, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn chỉ đạo.

“Nhằm hướng đến mục tiêu tăng gấp đôi số lượng DN ở mỗi nhiệm kỳ, mở rộng quy mô kinh tế thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục cải thiện, tinh giảm thủ tục, tạo các hoạt động, cơ hội về phát triển kinh tế để người dân tham gia. Duy trì hoạt động các DN, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN. Hiện tỉnh có trên 1.350 DN đang làm thủ tục giải thể, do đó cần nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình, nguyên nhân giải thể để có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Cần duy trì các hoạt động, cuộc thi, sự kiện có liên quan KN để khơi gợi, nuôi dưỡng và phát triển ý tưởng KN. Đồng thời, xây dựng cho bằng được hệ sinh thái. Về Quỹ KN, cần rà soát toàn bộ về pháp lý, quy chế, tiêu chí để hỗ trợ các dự án KN, xã hội hóa quỹ này để hỗ trợ thiết thực hơn cho người KN; điều hành quỹ đúng quy định”.

(Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Trúc Sơn)

Nguồn: Hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp của tỉnh

Cẩm Trúc

baodongkhoi.vn