Bến Tre: Khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng cây giống, hoa kiểng Chợ Lách
Bến Tre: Phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030 |
Bến Tre: Khánh thành Nhà máy nước sạch Darco Ba Lai |
Du khách tham quan hoa kiểng ở huyện Chợ Lách.
Hiệu quả kinh tế cây giống và hoa kiểng
Cây giống vừa là sản phẩm chủ lực vừa là ngành sản xuất đặc trưng của Chợ Lách. Diện tích sản xuất cây giống tăng liên tục trong những năm qua. Từ năm 2012 - 2023 tăng từ 601ha lên 1.871ha. Thu nhập từ sản xuất cây giống cao gấp 10 lần so với trồng cây ăn trái trên cùng một đơn vị diện tích. Thời gian canh tác và thu hồi vốn cũng ngắn hơn nên dự kiến ngành sản xuất cây giống còn tiếp tục phát triển ở Chợ Lách trong thời gian tới. Số lượng cây giống của Chợ Lách có biên độ dao động lớn, do đây là sản phẩm rất mẫn cảm với thị trường và thời tiết. Cao nhất là 40,2 triệu cây vào năm 2021.
Theo kết quả tổng hợp từ số liệu điều tra hiện nay, tình hình sản xuất cây giống trên địa bàn huyện năm 2023 có tổng sản lượng trên 38.630.000 sản phẩm, 6.122 hộ tham gia sản xuất với 11.054 lao động trực tiếp. Diện tích sản xuất cây giống 1.871ha; trong đó, 849ha cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây nguyên liệu; 1.021,4ha sản xuất cây giống thành phẩm và địa điểm chăm sóc kinh doanh. Khả năng tiêu thụ 90%, tương đương 34.693.000 cây. Doanh số bình quân 976 triệu đồng/ha/năm. Tỷ lệ hạt ghép thành cây nguyên liệu đạt 75,8%. Tỷ lệ cây nguyên liệu được sử dụng 80,4%, tỷ lệ xuất vườn 74%. Trong đó, 2 xã có diện tích sản xuất cây giống cao nhất là Long Thới với 362ha, chiếm 20,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Vĩnh Thành với 350ha, chiếm 38,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Đây là vùng sản xuất cây giống tập trung của huyện. Giống có sản lượng lớn nhất là mít, chiếm 39%, kế đến là sầu riêng, chiếm 27% sản phẩm.
Về sản xuất hoa kiểng, toàn huyện hiện có 4.715 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh hoa kiểng, trong đó phần lớn tập trung ở các xã Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung B, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa… Sử dụng khoảng 560ha để sản xuất hàng năm từ 15 - 20 triệu sản phẩm các loại. Chủng loại tập trung nhiều là hoa giấy, tắc kiểng, mai vàng, hoa treo, kiểng lá, hoa nở, bon-sai, kiểng thú và các loại cây công trình... Thị trường tiêu thụ chính là TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành và một số nước trong khu vực. Doanh số trung bình hàng năm từ 200 - 700 tỷ đồng. Giá trị sản xuất/ha đạt từ 700 triệu đồng đến 4 tỷ đồng.
Mở rộng thị trường, kênh tiêu thụ
Khả năng tiêu thụ sản phẩm cây giống đạt 92%, tương đương với 35,5 triệu sản phẩm/năm. Trong đó, chỉ có 586,7 ngàn sản phẩm được bán qua tổ hợp tác, hợp tác xã. Kênh tiêu thụ lớn nhất vẫn là bán cho thương lái từ nơi khác đến, chiếm 17,8 triệu sản phẩm. Các vựa cây giống tại địa phương thu mua 13,8 triệu sản phẩm. Cây giống bán trực tiếp cho người trồng là 3,3 triệu sản phẩm. Trong đó, bán trực tiếp cho người trồng 9%; bán qua tổ hợp tác, hợp tác xã 2%; bán cho vựa cây giống tại địa phương 39%; bán cho thương lái nơi khác 50%.
Thương lái từ nơi khác đến tiêu thụ đến 1 nửa sản phẩm cây giống trên địa bàn huyện. Với tỷ lệ đó, quyền chi phối giá cả không thuộc về người sản xuất và cũng không thuộc về các thương lái địa phương. Vì thương lái địa phương cũng chủ yếu trữ hàng để bán lại cho thương lái từ nơi khác đến. Trong khi đó, kênh tiêu thụ qua tổ hợp tác, hợp tác xã vẫn còn rất thấp, chiếm không quá 2% tổng sản phẩm được tiêu thụ. Nói cách khác, người sản xuất và kinh doanh cây giống ở Chợ Lách không có khả năng điều tiết thị trường, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ bị thương lái từ địa phương khác ép giá. Cuối cùng, người trực tiếp tạo ra sản phẩm là người hưởng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm. Đây là vấn đề cần khắc phục căn bản và khẩn trương để nghề sản xuất cây giống ở Chợ Lách có thể phát triển bền vững và hiệu quả trong thời gian tới.
Định hướng phát triển
Mục tiêu của huyện là phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong hoạt động tại Trung tâm Cây giống và hoa kiểng cơ sở 2 Vĩnh Thành. Đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh cây giống, đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở, có đủ chủng loại cây đầu dòng còn lại so với ở trung tâm điều hành và vườn cây đầu dòng để sản xuất giống cung cấp cho cả nước như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi, cam, quýt, mít, xoài, ổi và cây trồng khác. Đảm bảo có 40 triệu mắt ghép đạt chuẩn, trên 30 triệu cây nguyên liệu. Hàng năm sản xuất từ 17 - 20 triệu cây giống.
Theo TS. Bùi Thanh Liêm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, hiện nay, huyện đang tập trung thực hiện Đề án xây dựng huyện Chợ Lách thành Trung tâm Giống và hoa kiểng mang tầm quốc gia. Phối hợp với tỉnh thực hiện đề án, trong đó tập trung xây dựng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng và các quy trình sản xuất. Sản xuất cây giống và hoa kiểng là ngành nghề truyền thống của Chợ Lách. Bên cạnh yếu tố tự nhiên khá thuận lợi, tay nghề cao của người sản xuất là một ưu thế cạnh tranh cơ bản. Giá trị sản xuất, lợi nhuận của cây giống và hoa kiểng cao hơn nhiều lần so với trồng cây ăn trái, mang lại thu nhập khá cao và ổn định cho người sản xuất. Nhìn chung, đây là hướng chuyển đổi phù hợp trong điều kiện diện tích bình quân đầu người của huyện thấp và vườn cây ăn trái quá mẫn cảm với các hiện tượng thời tiết bất thường. Các quy định của pháp luật liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống cây trồng hầu như chưa đi vào đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Uy tín của thương hiệu cây giống Chợ Lách bị mai một là một nguy cơ khá rõ ràng.
Để khắc phục tình trạng trên, giúp ngành nghề sản xuất cây giống và hoa kiểng của huyện phát triển bền vững, tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan, phù hợp với các quy luật thị trường, hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm, đem lại thu nhập cao cho người sản xuất, kinh doanh, nhất là nhà vườn cần nhiều giải pháp đồng bộ, kịp thời và căn cơ; trước hết là xác định và quy hoạch vùng trồng tập trung.
Huyện đề nghị khẩn trương quy hoạch vùng sản xuất cây giống và hoa kiểng tập trung huyện Chợ Lách. Đây là yếu tố quan trọng để triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực vật chất, khoa học công nghệ. Nhất là đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng dùng chung như điện, hệ thống trữ nước tưới, hệ thống cấp thoát nước, bảo vệ môi trường. Khi có quy hoạch vùng sản xuất, công tác xây dựng, củng cố thương hiệu, quản lý chất lượng, điều tiết sản xuất, giá cả chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn. Xây dựng vườn cây đầu dòng tập trung, do một hợp tác xã quản lý, dùng chung cho cả huyện. Việc quản lý nguồn giống là khâu quan trọng đầu tiên trong công tác quản lý chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất, hạn chế rủi ro trong tiếp cận thị trường, góp phần xây dựng thương hiệu cây giống Chợ Lách một cách bền vững. Củng cố, nâng cao vai trò của tổ hợp tác, hợp tác xã, đặc biệt là Hợp tác xã Cây giống, hoa kiểng Cái Mơn. Hiện nay, người sản xuất tiêu thụ qua kênh tổ hợp tác, hợp tác xã chỉ chiếm 1,6% với trên 586.700 sản phẩm. Thành lập hiệp hội cây giống để bảo đảm chất lượng giống và thị trường cung cấp. Đặc biệt, xây dựng thành Trung tâm Giống và hoa kiểng tỉnh Bến Tre mang tầm quốc gia.
Nguồn: Khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng cây giống, hoa kiểng Chợ Lách
Hoàng Phương
baodongkhoi.vn
-
Ngành năng lượng toàn cầu tạo thêm 2,5 triệu việc làm trong năm 2023
-
Món ngon bình dân đậm chất Huế
-
Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN
-
Phương Linh hát không cát-sê trong đêm nhạc của Quốc Thiên
-
Ẩm thực Cao Bằng - Đặc sản mộc mạc vùng non cao
-
Hoàng Đức, Đặng Văn Lâm chốt bến đỗ bất ngờ
- Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
- Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
Các nhà bán lẻ tăng tốc chuẩn bị cho mùa mua sắm Tết Ấn Tỵ
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024