Cần Thơ: Nguồn vốn vay góp phần giải quyết việc làm hiệu quả
Cần Thơ: Khai thác tiềm năng dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế |
Cần Thơ kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” |
Nguồn vốn TDCS giúp hộ vay ở quận Cái Răng mở rộng mô hình trồng đu đủ. |
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cờ Ðỏ, năm 2022, vốn ngân sách huyện chuyển sang trên 4,93 tỉ đồng, tăng trên 1,25 tỉ đồng so với đầu năm, hoàn thành 120% chỉ tiêu. Quá trình triển khai thực hiện, huyện phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn TDCS. Cấp ủy, chính quyền đoàn thể các xã, thị trấn ngày càng quan tâm hoạt động TDCS xã hội trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu vay vốn ưu đãi của người dân để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Các năm qua, huyện Thới Lai chuyển vốn ngân sách ủy thác sang NHCSXH trên 3,83 tỉ đồng giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay để tạo việc làm, tăng thu nhập. Trong đó, năm 2022, huyện chuyển sang NHCSXH 1 tỉ đồng ủy thác cho vay GQVL. Nguồn vốn TDCS giúp 1.044 lượt hộ vay để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 1.300 lao động. Qua đó, hình thành nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, như trồng sầu riêng, na Thái; nuôi rắn, ba ba; làm mắm, nước mắm; mua bán trái cây, tạp hóa…
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40, năm 2022, vốn ngân sách UBND quận Cái Răng chuyển sang NHCSXH quận 2,774 tỉ đồng, tăng 1 tỉ đồng so với đầu năm, để hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay. Nguồn vốn TDCS giúp 121 lượt hộ vay phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm cho 1.396 lao động, góp phần đảm bảo chỉ tiêu GQVL toàn quận. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, ở khu vực Thạnh Mỹ, phường Thường Thạnh, cho biết: “Tôi được vay 70 triệu đồng, góp thêm vốn để trang bị vật dụng, thiết bị mở tiệm bán nước giải khát, trái cây và dịch vụ rửa xe tại nhà. Việc kinh doanh thuận lợi, tôi dự hướng đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh, phục vụ du khách tham quan các điểm du lịch trên địa bàn”.
Theo ông Lăng Chánh Huệ Thảo, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố, quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 40, cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trong quản lý cũng như tổ chức thực hiện các chương trình TDCS trên địa bàn. Các hội, đoàn thể nhận ủy thác phối hợp với các ngành chuyên môn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn, kết hợp đào tạo nghề, xây dựng các mô hình, dự án làm ăn hiệu quả đối với hộ tiếp cận TDCS. Ðến cuối năm 2022, ngân sách thành phố và các quận, huyện chuyển sang NHCSXH trên 440 tỉ đồng, ủy thác cho vay các chương trình TDCS hộ nghèo, GQVL, với 2.329 hộ mua bán, kinh doanh dịch vụ, phát triển du lịch, số tiền 113,3 tỉ đồng.
Thời gian tới, Chi nhánh NHCSXH thành phố phấn đấu mức tăng trưởng nguồn vốn bình quân hằng năm từ 10% trở lên, trong đó, nguồn vốn ngân sách địa phương tăng tối thiểu 20% tổng vốn ngân sách. Thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung nguồn lực để NHCSXH thực hiện hiệu quả các chương trình TDCS. Trong đó, chú trọng bố trí chuyển vốn ngân sách hằng năm qua NHCSXH thành phố và các quận, huyện để bổ sung nguồn vốn ủy thác, đáp ứng hộ có nhu cầu vay theo quy định; gắn với thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm, các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, Ðề án cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025…
Ông Nguyễn Thực Hiện, Phó Chủ tịch UBND, kiêm Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Chi nhánh NHCSXH thành phố, đánh giá cao sự chủ động, trách nhiệm UBND các quận, huyện kịp thời chuyển vốn ngân sách ủy thác sang, đáp ứng nhu cầu hộ vay mở rộng sản xuất, mua bán, tạo việc làm, thu nhập. Ðể chuẩn bị tốt nguồn vốn TDCS, đầu năm 2023 đến nay, UBND thành phố đã chuyển 60 tỉ đồng; mỗi quận, huyện Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, Cờ Ðỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh, đã chuyển 1 tỉ đồng; quận Cái Răng và huyện Phong Ðiền đã chuyển 500 triệu đồng vốn ngân sách ủy thác qua NHCSXH cho vay. Chi nhánh NHCSXH thành phố tiếp tục tranh thủ nguồn vốn Trung ương; phối hợp tham mưu UBND thành phố ban hành Ðề án đầu tư tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác bằng vốn ngân sách địa phương trên địa bàn TP Cần Thơ giai đoạn 2022-2025...
Nguồn: Nguồn vốn vay góp phần giải quyết việc làm hiệu quả
MAI THY
baocantho.com.vn
-
Lâm Đồng: Ðà Lạt du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế động lực
-
Khánh Hòa: Cao điểm chống khai thác IUU
-
Hà Giang: Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao
-
Hồ Suối Vàng - thiên đường cỏ hồng
-
Khánh Hòa: Khánh Sơn thúc đẩy phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn
-
Hà Giang: Ngôi đền thiêng trên núi Suối Thầu
- PV Power và Vingroup hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
- Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp
- Petrovietnam và Petronas tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
- Dấu ấn của những người thầy “quân hàm xanh”
- Hà Giang: Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
- Lâm Đồng: Tình thầy trò dưới mái trường giữa rừng
-
Eximbank: Không có việc NHNN đang thanh tra các hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng
-
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
-
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
-
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11
-
CLB Viettel đại thắng 5 sao, vươn lên top 3 V-League 2024/25
-
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
-
Đội tuyển Nga tiếp tục vắng mặt ở vòng loại World Cup 2026
-
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
-
20/11 - Ngày gửi gắm lời tri ân