Đồng Nai: Nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua trong những tháng cuối năm

08:15 | 08/08/2023

|
Sáng 7-8, các đồng chí: Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh; Cao Văn Quang, Ủy viên Ban TVTU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Hoàng Thị Bích Hằng, Phó chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 7 và 7 tháng năm 2023, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 8-2023.
Đồng Nai: Nuôi đặc sản theo mô hình tuần hoànĐồng Nai: Nuôi đặc sản theo mô hình tuần hoàn
Đồng Nai: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án thủy điệnĐồng Nai: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án thủy điện
Đồng Nai: Nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua trong những tháng cuối năm
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu tại cuộc họp

* Tổng thu ngân sách đạt 53% dự toán năm

Giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Hữu Nguyên cho biết, tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp. Ở trong nước nói chung, tỉnh Đồng Nai nói riêng, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Nền kinh tế tiếp tục chịu tác động kép từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại chưa được giải quyết dứt điểm.

Đến cuối tháng 7-2023, tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 32,5 ngàn tỷ đồng, đạt 53% dự toán, bằng 79% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách địa phương hơn 9 ngàn tỷ đồng, đạt 46% dự toán, bằng 69% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có 9 dự án nhà ở xã hội đang triển khai với quy mô hơn 8,4 ngàn căn. Các địa phương đã trình thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư 8 dự án, quy mô khoảng 15 ngàn căn. Trong đó, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 3 dự án nhà ở xã hội với 6,6 ngàn căn.

Giám đốc Sở NN-PTNT Cao Tiến Sỹ cho hay, sản xuất nông nghiệp tháng 7 và 7 tháng đầu năm cơ bản thuận lợi. Tuy nhiên, giá vật liệu cho sản xuất nông nghiệp còn cao như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc.

Đến nay, toàn tỉnh có 152 sản phẩm của 77 chủ thể đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên. Có 96/120 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 30 khu dân cư kiểu mẫu.

Theo Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ, Sở và các địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp chuẩn bị cho năm học mới, đảm bảo đủ sách giáo khoa, không để học sinh phải học ca 3.

* Nỗ lực vượt thách thức

Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh lưu ý, so với 2 năm trước, kết quả thu ngân sách của tỉnh trong 7 tháng đầu năm đạt thấp hơn dù dịch bệnh đã được kiểm soát.

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức đề nghị Sở GD-ĐT chuẩn bị tốt các điều kiện cho năm học 2023-2024; đấu thầu công khai sách giáo khoa, bảo đảm không để thiếu sách giáo khoa phục vụ năm học mới. Có kế hoạch xây thêm phòng học, nhân lực để kéo giảm sĩ số xuống dưới 40 học sinh/lớp, tăng số tiết học ngoại ngữ/tuần. Tiếp tục đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên mầm non trước thềm năm học mới.

Vì vậy, lãnh đạo tỉnh phải khẩn trương đánh giá để điều chỉnh kế hoạch chi của năm, nếu không sẽ bị động vì không có đủ nguồn để chi. Đồng thời, phải xem xét lại việc bố trí vốn đầu tư công xem đã hợp lý chưa vì hiện nay, các địa phương giải ngân vốn đầu tư công chậm do không có đất sạch. Vướng mặt bằng thì không thể giải ngân được.Phải có trách nhiệm hơn, cẩn trọng hơn trong việc chọn nhà thầu thực hiện các dự án. Phải đánh giá đúng năng lực của nhà thầu và chọn nhà thầu có trách nhiệm, không được để xảy ra tình trạng bán thầu.

Việc cấp phép cho các nhà đầu tư phải minh bạch. Nếu nhà đầu tư nào đủ điều kiện, đầu tư đúng định hướng, đúng quy hoạch, có năng lực tốt thì cấp phép sớm, không lựa chọn nhà đầu tư theo cảm tính.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị lãnh đạo các địa phương nỗ lực, đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác quy hoạch để cho ra sản phẩm quy hoạch có giá trị đến 10 năm, quyết định tương lai, sự phát triển bền vững, khoa học của tỉnh Đồng Nai.

Đồng Nai: Nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua trong những tháng cuối năm
Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu kết luận tại cuộc họp

Cố gắng thực hiện tốt các chỉ tiêu về y tế, GD-ĐT; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản, không để xảy ra những điểm nóng trên địa bàn; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng xã hội khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn; kiểm soát tốt về môi trường tại các cơ sở chăn nuôi; đẩy nhanh tiến độ di dời các nhà máy, xí nghiệp trong Khu công nghiệp Biên Hòa 1 để thực hiện lộ trình xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính.

Kết luận cuộc họp, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho hay, trong tháng 7, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của tỉnh đã có những dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, dự báo một số chỉ tiêu, mục tiêu sẽ không hoàn thành theo kế hoạch đề ra.

Do vậy, lãnh đạo tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương quyết tâm, nỗ lực nhiều hơn nữa trong hành động, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2023.

Trong đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong giải quyết công việc, không gây cản trở, phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Các sở, ngành, địa phương khi tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp phải xử lý ngay trong 1 tuần làm việc trên tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp.

Cần tập trung tối đa giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm của quốc gia trên địa bàn tỉnh. Sở TN-MT rà soát, hỗ trợ từng địa phương công tác giải phóng mặt bằng từng dự án. TP. Biên Hòa cần rà soát bộ máy trong lĩnh vực này, nếu cần thiết, tỉnh sẽ điều động, tăng cường tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Nguồn: Nhiều khó khăn, thách thức cần vượt qua trong những tháng cuối năm

Hạnh Dung

baodongnai.com.vn