Giá cà phê hôm nay 28/6: Tiếp tục xu hướng đi lên? Chuyên gia mách nước để hạn chế rủi ro xuất khẩu

11:21 | 28/06/2021

|
Xuất khẩu cà phê Việt Nam giảm trong 5 tháng đầu năm chủ yếu do ảnh hưởng của Covid-19 đến sức tiêu thụ cà phê toàn cầu, trong khi tình trạng thiếu container rỗng và giá cước vận tải biển tăng cao cũng ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là các chuyến hàng đi Mỹ và châu Âu - 2 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam.
Giá cà phê hôm nay 27/6: Đà tăng mạnh còn tiếp diễn, 'vận đen' chưa hết đeo bám các nhà xuất khẩuGiá cà phê hôm nay 27/6: Đà tăng mạnh còn tiếp diễn, 'vận đen' chưa hết đeo bám các nhà xuất khẩu
Giá cà phê hôm nay 26/6: Bật tăng chưa từng có, sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1%Giá cà phê hôm nay 26/6: Bật tăng chưa từng có, sản lượng robusta dự kiến giảm 2,1%
Giá cà phê hôm nay 28/6: Tiếp tục xu hướng đi lên? Chuyên gia mách nước để hạn chế rủi ro xuất khẩu
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (26/6)

Cập nhật giá cà phê hôm nay 28/6

Tại Việt Nam, trong 6 ngày qua, giá cà phê có xu hướng đi lên, các tỉnh thành ghi nhận mức tăng từ 1.100 đồng/kg đến 1.200 đồng/kg.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp trong ngành cà phê, việc cước vận tải biển đi Mỹ và châu Âu tăng 4-5 lần lên mức kỷ lục hơn 10.000 USD trong thời gian qua đã ảnh hưởng rất lớn đến các giao dịch mặt hàng này.

Từ đầu năm đến nay, lượng cà phê xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đây, điều kiện giao hàng FOB chiếm khoảng 90% tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam nhưng nay con số này giảm xuống còn khoảng 80%.

Thay vào đó, nhiều đối tác yêu cầu ký kết các đơn hàng theo điều kiện giao hàng CPT và DAP, với điểm chung là bên bán phải chịu toàn bộ cước phí vận chuyển và bảo hiểm. Đây là bài toán khó cho các doanh nghiệp xuất khẩu bởi nếu chấp nhận bán theo hình thức này phải chịu thêm giá cước vận chuyển cao ngất ngưởng.

Ước tính mỗi tấn cà phê từ các cảng biển Việt Nam đi châu Âu phải cõng chi phí từ 350-370 USD/tấn, so với trước đây khoảng 50-80 USD/tấn. Chi phí vận tải, lưu kho, tài chính, hao hụt tự nhiên… mỗi lúc một cao, đẩy giá đầu vào liên tục tăng cao. Cả nhà nhập khẩu và xuất khẩu đều trong tình trạng lưỡng lự đưa hàng vào lưu thông.

Đại diện Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho rằng, để hạn chế rủi ro vì giá cước vận tải tăng, các doanh nghiệp xuất khẩu nên xem xét chuyển sang hình thức xuất khẩu FOB (giá giao tại cảng xuất), thay vì chọn hình thức chịu chi phí giao hàng tận nơi. Cơ quan chức năng cũng cần làm việc với các hãng tàu để thúc đẩy giá cước phù hợp, hạ hoặc cắt giảm các khoản phí tại cảng lớn TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

Thị trường cà phê chốt phiên giao dịch cuối cùng của tuần trước ở mức giá rất cao. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7, tăng luôn 68 USD (4,17%) lên 1.699 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 29 USD (1,76%), lên 1.679 USD/tấn. Khối lượng giao dịch cho kỳ hạn tháng 9 tăng trung bình.

Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures US - New York cũng điều chỉnh tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 9 đã tăng 4,4 Cent (2,87%), lên 157,8 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 cũng tăng 4,4 Cent (2,82%), lên 160,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 9 tăng trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 500 đồng/kg tại các địa phương trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (26/6).

Tỉnh/huyện

Giá thu mua

LÂM ĐỒNG

— Bảo Lộc ROBUSTA

34.800 (VNĐ/Kg)

— Di Linh ROBUSTA

34.700

— Lâm Hà ROBUSTA

34.800

ĐẮK LẮK

— Cư M'gar ROBUSTA

35.900

— Ea H'leo ROBUSTA

35.700

— Buôn Hồ ROBUSTA

35.900

GIA LAI

— Pleiku ROBUSTA

35.600

— Ia Grai ROBUSTA

35.600

— Chư Prông ROBUSTA

35.500

ĐẮK NÔNG

— Đắk R'lấp ROBUSTA

35.500

— Gia Nghĩa ROBUSTA

35.600

KON TUM

— Đắk Hà ROBUSTA

35.500

HỒ CHÍ MINH

— R1

37.100

TheoBáo cáo Điều hành về Cà phê tháng 6/2021 của Công ty phân phối thực phẩm quốc gia Brazil (Conab). Vụ mùa cà phê 2021, Brazil đạt năng suất trung bình 25 bao/ha. Tổng sản lượng vụ mùa khoảng 48,8 triệu bao 60kg, bao gồm cà phê arabica 33,36 triệu bao và Conilon robusta 15,44 triệu bao trên tổng diện tích 1,82 triệu ha.

Tổng sản lượng cà phê của Brasil, nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới, trong vụ thu hoạch năm 2021 hiện tại, bao gồm cả hai loại cà phê arabica và robusta, dự kiến ​​sẽ đạt sản lượng tương đương khoảng 48,8 triệu bao 60kg. Nếu ước tính này sát hợp với thực tế thì tổng sản lượng cà phê năm nay sẽ giảm 22,6% so với sản lượng năm 2020 là 63,07 triệu bao loại 60kg.

Theo nghiên cứu và phân tích dữ liệu báo cáo chính thức về thu hoạch cà phê trong tháng 6, có vẻ như sản lượng cà phê Arabica sẽ là 33,36 triệu bao, trên diện tích 1,51 triệu ha và năng suất bình quân là 23,03 bao / ha, giảm 28,5% so với vụ thu hoạch trước.

Tương tự, sản lượng cà phê robusta ước đạt 15,44 triệu bao, trên diện tích 375,98 nghìn ha, năng suất bình quân sẽ khoảng 41,07 bao/ha, tăng 5,9% so với vụ trước.

Trong khi đó, Ngân hàng Rabobank dự báo sản lượng cà phê Brazil sẽ đạt 56,2 triệu bao, trong đó có 36 triệu bao là cà phê arabica, giảm 26,5% so với niên vụ 2020 - 2021.

Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Brazil ước đạt 14,8 triệu bao, thu về 1,95 tỷ USD, tăng 8,6% về lượng và tăng 6,1% về trị giá. Tính riêng cà phê chất lượng cao và đặc sản, quốc gia này đã xuất được 2,19 triệu bao, đạt 374,5 triệu USD.

Thời gian này, lượng mưa tại Brazil thấp hơn trung bình tại phần lớn các khu vực trồng cà phê. Tình hình tệ nhất diễn ra tại Guaxupé (miền Nam bang Minas Gerais) và Franca (bang São Paulo), nơi lượng mưa lũy kế lần lượt thấp hơn trung bình lịch sử là 26% và 30,5%.

Nguồn: Giá cà phê hôm nay 28/6: Tiếp tục xu hướng đi lên? Chuyên gia mách nước để hạn chế rủi ro xuất khẩu

Gia An

baoquocte.vn