Giá dầu hôm nay 11/2/2022 giảm nhẹ, giằng co ở mức 90 USD/thùng

08:52 | 11/02/2022

|
Lạm phát Mỹ lên mức cao nhất kể từ tháng 2/1984 và đồng USD mạnh hơn là 2 nhân tố đã kéo giá dầu hôm nay đi xuống.
Giá dầu hôm nay 10/2/2022 bật tăng mạnhGiá dầu hôm nay 10/2/2022 bật tăng mạnh
Giá dầu hôm nay 9/2/2022 lấy lại đà tăngGiá dầu hôm nay 9/2/2022 lấy lại đà tăng

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/2/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 89,93 USD/thùng, tăng 0,05 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 10/2, giá dầu WTI giao tháng 3/2022 đã giảm 0,09 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 91,36 USD/thùng, giảm 0,05 USD/thùng trong phiên nhưng đã giảm tới 0,51 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 10/2.

Giá dầu hôm nay 11/2/2022 giảm nhẹ, giằng co ở mức 90 USD/thùng

Giá dầu ngày 11/2 có xu hướng giảm trong bối cảnh lo ngại lạm phát bùng nổ sẽ tạo rào cản đối với đà tăng trưởng, phục hồi kinh tế toàn cầu, qua đó sẽ tác động tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ dầu thô.

Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này đã tăng 7,5 trong vòng 12 tháng tính đến tháng 1/2022, mức tăng kỷ lục kể từ tháng 2/1984.

Với dữ liệu này, rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng bày tỏ quan điểm khẳng định Fed sẽ buộc phải có các hành động quyết liệt hơn để kiềm chế lạm phát, trong đó có việc đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các biện pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế có khả năng sẽ giảm bớt và ít nhiều, quá trình phục hồi kinh tế vì vậy sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn hơn.

Dịch Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp khi liên tiếp thời gian gần đây, các cảnh báo về những biến chủng mới được đưa ra có thể làm chậm thời điểm chấm dứt dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, giá dầu hôm nay còn chịu áp lực giảm giá bởi đồng USD mạnh hơn và nhiều nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời trước thông tin Mỹ và Iran đang cố gắng tìm tiếng nói chung trong quá trình đàm phán hạt nhân, điều này đã gia tăng cơ hội cho dầu thô của Iran có thể sớm trở lại thị trường.

Ở diễn biến khác, Nhật Bản mới đây đã tuyên bố sẽ cung cấp một lượng LNG đủ lớn để hỗ trợ châu Âu hạ nhiệt tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt hiện nay.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay (11/2), Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 11/2.

Dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương trong kỳ điều hành từ ngày 21/1 cho thấy giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore có xu hướng tăng mạnh.

Cụ thể, theo dữ liệu cập nhật đến ngày 7/2 của Bộ Công Thương, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 bình quân trên thị trường Singapore là 102,15 USD/thùng và giá xăng RON 95 là 104,5 USD/thùng, cùng tăng khoảng 7%.

Với những diễn biến như trên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp xăng dầu dự báo giá xăng hôm nay sẽ được điều chỉnh tăng mạnh.

Cụ thể, theo vị này, trong kỳ điều hành ngày 11/2, nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu và giữ nguyên các loại thuế phí như hiện nay, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng tới 1.100 đồng/lít, còn giá xăng RON 95 ó thể tăng tới 1.300 đồng/lít.

Giá bán các loại dầu cũng có thể được điều chỉnh tăng từ 900 – 1.000 đồng/lít.

Hiện giá xăng dầu được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 23.595 đồng/lít; giá xng RON95 không cao hơn 24.360 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 18.903 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 17.793 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 16.993 đồng/kg.

Nguồn: Giá dầu hôm nay 11/2/2022 giảm nhẹ, giằng co ở mức 90 USD/thùng

Hà Lê

petrovietnam.petrotimes.vn