Giá dầu hôm nay 14/2/2022 tiếp tục tăng mạnh, vượt đỉnh 10 năm
![]() |
![]() |
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 14/2/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3/2022 đứng ở mức 94,58 USD/thùng, tăng 1,48 USD/thùng trong phiên.
Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 4/2022 đứng ở mức 95,68 USD/thùng, tăng 1,24 USD/thùng trong phiên.
![]() |
Giá dầu ngày 14/2 tăng vọt trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại nhiều khu vực trên thế giới tiếp tục leo thang, đe doạ làm gián đoạn nguồn cung dầu thô vốn đang hạn hẹp trên thị trường.
Mới nhất, trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 13/2, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhận định Nga có thể tấn công Ukraine trước khi Thế vận hội Olympic Bắc Kinh kết thúc vào ngày 20/2.
Trước đó, ngày 11/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng cho biết, Mỹ nhận thấy "những dấu hiệu rất đáng lo ngại" về nguy cơ Nga "động binh" với Ukraine.
Nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Úc... đã phát đi thông báo kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine khẩn cấp. Hàng loạt chuyến bay đến Ukraine cũng đã bị huỷ do lo ngại về một cuộc xung đột.
Giới phân tích cho rằng, sự xáo trộn nguồn cung năng lượng xung quanh vấn đề Nga – Ukraine, nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu mỏ và khí đốt… có thể kéo theo một cuộc khủng hoảng năng lượng trên phạm vi toàn cầu, đẩy giá các mặt hàng năng lượng tăng cao.
Nga là một trong những siêu cường năng lượng và là nhà sản xuất dầu mỏ, khí đốt và than đá có vai trò quan trọng hàng đầu thế giới.
Sự hỗn loạn chính trị mới, sau cuộc bầu cử thất bại dự kiến diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2021, có nguy cơ mang lại sự hỗn loạn cho các thể chế bị chia rẽ của Libya và làm tăng viễn cảnh xung đột mới cũng như phong tỏa các cảng dầu và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Nguồn cung dầu từ UAE cũng đang bị ảnh hưởng bởi các đợt tấn công từ nhóm Houthi của Yemen càng làm gia tăng áp lực nguồn trên thị trường.
Năng lực sản xuất của OPEC+ cũng rất hạn chế khi trong báo cáo mới nhất cho thấy, trong tháng 1/2022, 13 thành viên của OPEC, bao gồm ba nhà sản xuất được miễn trừ khỏi hạn ngạch OPEC+ là Iran, Libya và Nigeria đã bơm 27,981 triệu thùng/ngày, tăng 64.000 thùng/ngày so với tháng 12. Con số này là thấp hơn rất nhiều so với mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng mà OPEC+ đã thống nhất thực hiện trước đó.
Trong khi nguồn cung dầu thô tiếp tục thắt chặt thì nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu lại đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi nhiều nước gỡ dần các biện pháp hạn chế nhằm chống dịch Covid-19. Điều này cũng là tác nhân đã thúc đẩy giá dầu hôm nay tăng mạnh.
Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu hôm nay được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 24.571 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 25.322 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.865 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 18.751 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.659 đồng/kg.
Nguồn: Giá dầu hôm nay 14/2/2022 tiếp tục tăng mạnh, vượt đỉnh 10 năm
Hà Lê
petrovietnam.petrotimes.vn
- Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi găm hàng đội giá, thao túng giá
- Giá xăng tăng trở lại sau 2 kỳ giảm liên tiếp
- Thủ tướng yêu cầu trình quy định quản lý vàng, tiền số trước 15/7
- Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
- Xóa nút thắt để hàng Việt vươn xa
- Doanh nghiệp không được khuyến mại quá 50% giá bán từ ngày mai (1/7)
-
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô
-
Sự thật về vụ tranh chấp hầm xe tòa nhà chung cư ở Hà Nội
-
Huyền Lizzie diện bikini khoe vóc dáng nóng bỏng ở tuổi U40
-
Bỏ room tín dụng – Cơ hội và thách thức song hành đối với các ngân hàng
-
Ra mắt tổ hợp Viện Tầm Nhìn Mới & Học viện Quốc tế FABIA: Cột mốc mới kết nối tri thức, công nghệ và sắc đẹp
-
Nhiều sao Việt dự đám cưới nhạc sĩ Kai Đinh
-
Vòng Bán kết “The Charming Beauty – Duyên dáng sắc hương xứ Trà 2025”: Căng thẳng, kịch tính và đầy cảm xúc!
-
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025
-
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%