Giá dầu hôm nay 19/12 ghi dấu tuần giảm mạnh với nhiều chỉ báo tiêu cực

10:56 | 19/12/2021

|
Lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy yếu khi làn sóng Covid-19 tái bùng phát khiến giá dầu thô có tuần giao dịch giảm mạnh và được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn trong thời gian tới.
Giá dầu hôm nay 18/12: Đang đà lao dốc, giá dầu vẫn được dự báo lên 100 USD/thùngGiá dầu hôm nay 18/12: Đang đà lao dốc, giá dầu vẫn được dự báo lên 100 USD/thùng
Giá dầu hôm nay 17/12 giảm mạnhGiá dầu hôm nay 17/12 giảm mạnh

Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch với xu hướng tăng nhẹ nhờ dữ liệu tiêu dùng Mỹ trong tháng 11 tiếp tục tăng 0,8% sau khi tăng 0,9% vào tháng 10. và tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang gần đây đẩy giá khí đốt ở châu Âu tăng.

Giá dầu hôm nay 19/12 ghi dấu tuần giảm mạnh với nhiều chỉ báo tiêu cực

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 72,33 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 75,75 USD/thùng.

Nhưng khi thị trường ghi nhận loạt dữ liệu tiêu cực về dịch Covid-19, giá dầu đã quay đầu giảm mạnh.

Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên tại thành phố Thiên Tân và dịch bệnh bùng phát tại Chiết Giang do biến thể Delta.

Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm Chủ nhật đã cảnh báo về làn sóng Covid-19 mới khi cho rằng 2 mũi vắc-xin là không đủ để kháng biến thể Omicron.

Diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 đã buộc nhiều nước phải tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, trong đó có các biện pháp hạn chế đi lại. Chiết Giang, một tỉnh sản xuất chủ lực của Trung Quốc, đang phải ứng phó với đợt phát dịch Covid-19 đầu tiên. Đợt bùng phát này đang khiến hàng chục nhà máy trong khu vực phải tạm dừng sản xuất.

Dữ liệu tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần kết thúc ngày 3/12 ở mức 240.000 thùng, thấp hơn nhiều con số dự báo cũng cảnh báo nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Mỹ có dấu hiệu chậm lại.

Giá dầu cũng chịu áp lực giảm giá mạnh khi nguồn cung dầu lại khá dồi dào. Trong diễn biến mới nhất, thị trường dầu thô đã ghi nhận số lượng gian khoan dầu và khí của Mỹ đang hoạt động ở mức cao nhất kể từ tháng 4/2020. Cụ thể, theo công ty dịch vụ năng lượng Mỹ Baker Hughes, số gian khoan dầu tăng 4 lên 471 và só giàn khoan khí tăng 3 lên 105 và 0 có giàn khoan dự phòng.

Sự lo ngại trước diễn biến của dịch Covid-19 càng gia tăng khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá biến chủng Omicron có thể gây nguy cơ "rất cao" trên phạm vi toàn cầu với dữ liệu ban đầu cho thấy biến chủng này có thể né miễn dịch của vaccine. Điều này đã tác động mạnh đến triển vọng tiêu thụ dầu thô toàn cầu thời gian tới, bất chấp những dự báo lạc quan được đưa ra thời gian gần đây.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 15/12, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 70,39 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 73,35 USD/thùng.

Đà giảm của giá dầu chỉ bị chặn lại khi thị trường ghi nhận dự báo nhu cầu tăng mạnh trong năm 2022 và đồng USD suy yếu, bật tăng mạnh trong phiên 16/12. Tuy nhiên, trạng thái này nhanh chóng bị xoá bỏ khi làn sóng Covid-19 đang lan rộng và tác động ngày càng nặng nề hơn đến các hoạt động kinh tế. Không chỉ còn là các lệnh hạn chế đi lại mà tại nhiều khu vực, như Chiết Giang, hàng chục nhà máy đã buộc phải đóng cửa do xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới.

Tại châu Á, Omicron đã lan tới Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Hong Kong và Đài Loan cũng phát hiện các ca nhiễm biến chủng mới.

Các ca nhiễm mới được ghi nhận tại châu Á cùng thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo biến chủng này đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy. Được phát hiện lần đầu ở Nam Phi, Omicron cho đến nay đã lan tới 79 nước trên thế giới, thậm chí WHO cho rằng biến chủng này có thể đã xuất hiện ở hầu hết quốc gia, ngay cả khi nó chưa được phát hiện.

Nhiều quốc gia châu Á như Singapore, Nhật Bản, Phillippnes, Australia, Ấn Độ… đã áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, thậm chí là đóng cửa đối với người đến từ các nước khi có thông tin về Omicron. Trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục siết chặt chiến lược "Không Covid" để cắt đứt chuỗi lây nhiễm virus sau khi xuất hiện biến chủng Omicron. Chiến lược này bao gồm hàng loạt biện pháp chống dịch nghiêm ngặt như hạn chế đi lại, phong tỏa, xét nghiệm hàng loạt, cách ly…

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (ECDC) ngày 15/12 công bố bản đánh giá nguy cơ từ biến chủng Omicron. Cơ quan này cho rằng, Omicron "rất có khả năng" sẽ làm tăng số ca tử vong do Covid-19 ở châu Âu bất kể nó gây triệu chứng nhẹ hơn so với Delta.

Chốt tuần giao dịch, giá dầu ngày 19/12 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 70,29 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 2/2022 đứng ở mức 72,99 USD/thùng.

Tại thị trường trong nước, hiện giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.082 đồng/lít; giá xăng RON 95 không cao hơn 22.801 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.334 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 16.322 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 15.745 đồng/kg.

Với những diễn biến như trên, giá dầu hôm nay ghi nhận nhiều chỉ báo tiêu cực về giá dầu thô khi dịch Covid-19 tiếp tục có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn, các trung tâm sản xuất hàng đầu như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Áp lực giảm giá đối với giá dầu càng lớn hơn khi nguồn cung dầu trên thị trường vẫn đang được cải thiện khi các nhà sản xuất đẩy mạnh khai thác.

Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, cũng có ý kiến cho rằng, nhu cầu dầu sẽ được cải thiện mạnh khi các nước sẽ có các động thái nhập khẩu dầu để bù đắp lượng dầu đã giải phóng từ các kho dự trữ.

Nguồn: Giá dầu hôm nay 19/12 ghi dấu tuần giảm mạnh với nhiều chỉ báo tiêu cực

Hà Lê

petrovietnam.petrotimes.vn