Giá tiêu hôm nay 11/8: Tiếp tục tăng ở Tây Nguyên, mức chênh lệch giá với Đông Nam Bộ thu hẹp lại

08:16 | 11/08/2021

|
Giá tiêu hôm nay 11/8 trong khoảng 76.000 - 78.500 đồng/kg. Giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Giá tiêu hôm nay 10/8: Tăng 1 tuần liên tiếp, giá tiêu áp sát mốc 80.000 đồng/kgGiá tiêu hôm nay 10/8: Tăng 1 tuần liên tiếp, giá tiêu áp sát mốc 80.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 9/8: Tiếp tục tăng ở Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất 75.000 đồng/kgGiá tiêu hôm nay 9/8: Tiếp tục tăng ở Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất 75.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 11/8: Tiếp tục tăng ở Tây Nguyên, mức chênh lệch giá với Đông Nam Bộ thu hẹp lại
Giá tiêu hôm nay 11/8: Tiếp tục tăng ở Tây Nguyên, mức chênh lệch giá với Đông Nam Bộ thu hẹp lại

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.500 đồng/kg, tăng 500 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 78.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg. Sáng nay giá tiêu tăng 500 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Hiện nay dịch Covid-19 diễn biến xấu tại các tỉnh Đông Nam Bộ so với Tây Nguyên, nên có thể thấy hiện hoạt động giao thương tại Đắk Lắk, Đắk Nông đang sôi động hơn hẳn Bà Rịa, Bình Phước. Trước đây mức chênh lệch giá giữa 2 khu vực khoảng 2.000 - 3.000 nay đã thu hẹp còn khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 33,3 rupee/tạ, ở mức 41.333,35 rupee/tạ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 5/8/2021 đến ngày 11/8/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 312,13 VND/INR.

The Phnom Penh Post đưa tin, trong 7 tháng đầu năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu 22.581 tấn hạt tiêu, gồm cả tiêu gắn chỉ dẫn địa lý (GI) mang nhãn hiệu Kampot và giống không gắn GI, tăng 558,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hạt tiêu Campuchia được xuất khẩu đến 19 quốc gia, trong đó Việt Nam là quốc gia thu mua hàng đầu (22.217 tấn), tiếp theo là Đức (245 tấn), Pháp (20 tấn) và Bỉ (16 tấn).

Ông Mak Ny - Chủ tịch Liên đoàn Hồ tiêu và Gia vị Campuchia (CPSF), nhận định, xuất khẩu hạt tiêu không gắn GI của Campuchia hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Việt Nam. Nguyên nhân là do các công ty địa phương không thể tìm được đơn vị giao thương. Chính vì vậy, họ chỉ có thể dựa vào các công ty lớn có trụ sở tại Việt Nam để thu mua và chế biến hồ tiêu của họ. Một thực tế là sản lượng hạt tiêu Campuchia phụ thuộc đến 80% vào thị trường Việt Nam và khoảng 15% ở thị trường Thái Lan.

Sản lượng hạt tiêu Campuchia năm 2020 là 18.829 tấn, dự báo sẽ tăng trong năm nay do tiếp tục áp dụng các công nghệ mới và cải tiến kỹ thuật trong canh tác hạt tiêu, và mở rộng diện tích.

Việc tăng cường nhập khẩu hạt tiêu, nhất là các nước trong khu vực là điều thị trường Việt Nam đã chuẩn bị trước và thực hiện từ đầu vụ. Tuy khối lượng tiêu nhập hằng năm của Campuchia không lớn, chiếm 10 - 15% sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam nhưng cũng là nguồn cung bổ sung quan trọng, trong bối cảnh sản lượng trong nước suy giảm.

Nguồn: Giá tiêu hôm nay 11/8: Tiếp tục tăng ở Tây Nguyên, mức chênh lệch giá với Đông Nam Bộ thu hẹp lại

Văn Thanh

kinhtedothi.vn