Giá tiêu hôm nay 1/7: Thế giới tăng, cao nhất 76.500đ/kg; nguồn hàng tại Việt Nam đang rất khan hiếm, dự báo giá còn tăng

12:21 | 01/07/2021

|
Thương lái tăng cường mua trong khi nguồn hàng tại Việt Nam hiện đang rất khan hiếm, nông dân và các đại lý có cơ sở để tin rằng giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2021.
Giá tiêu hôm nay 30/6: Thế giới giảm, trong nước ‘ngược chiều’; thấp nhất 74.000đ/kg; phát triển thương hiệu hồ tiêu Đắk SongGiá tiêu hôm nay 30/6: Thế giới giảm, trong nước ‘ngược chiều’; thấp nhất 74.000đ/kg; phát triển thương hiệu hồ tiêu Đắk Song
Giá cà phê hôm nay 29/6: Mục tiêu chốt lời robusta có thể là 1.814 USD; Hàng Việt Nam, Indonesia vẫn kẹt cứngGiá cà phê hôm nay 29/6: Mục tiêu chốt lời robusta có thể là 1.814 USD; Hàng Việt Nam, Indonesia vẫn kẹt cứng
Giá tiêu hôm nay 1/7: Thế giới tăng, cao nhất 76.500đ/kg; nguồn hàng tại Việt Nam đang rất khan hiếm, dự báo giá còn tăng
Giá tiêu hôm nay 1/7: Thế giới tăng, cao nhất 76.500đ/kg.

Cập nhật giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 1/7, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.850 Rupee/tạ (cao nhất), 41.516,65 Rupee/tạ (thấp nhất), tăng nhẹ so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 24-30/6/2021 là 311,96 VND/IRN.

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 74.000 - 76.500 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 74.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (74.500 đ/kg); Bình Phước (75.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 76.500 đ/kg.

Theo bài viết mới nhất trên Peppertrade, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, giá cước vận chuyển tăng cao, thị trường nội địa thanh khoản kém nhưng thị trường hồ tiêu thế giới và nội địa trong tuần qua đã có mức tăng ấn tượng, lên tới 4% so với tuần trước.

Nguyên nhân chính của việc tăng giá là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng cường mua nguyên liệu cho các lô hàng ký kết trong tháng 6. Ngoài ra, với số lượng dự báo không dưới 50.000 tấn hồ tiêu sẽ được xuất khẩu trong tháng 7 và tháng 8 tới, nguồn hàng của nông dân và đại lý hiện đang rất khan hiếm.

Bên cạnh đó, nhu cầu tăng từ các thị trường như Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc và một số nước châu Á cũng đã thúc đẩy thị trường nội địa tăng cao.

Theo Peppertrade, giá tiêu trong tháng 6 đã tăng 9,2% so với tháng 5.

Cũng theo thống kê, thị trường đã trải qua nửa niên vụ năm 2021 với xu hướng tăng giá nhưng khá ổn định. Do đó, nông dân và các đại lý có cơ sở để tin rằng giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2021.

Tại Indonesia, tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp và ​​vụ thu hoạch sẽ đến muộn hơn so với dự kiến. Theo tính toán của Peppertrade, diện tích hồ tiêu và sản lượng xuất khẩu năm 2021 của Indonesia dự báo chỉ khoảng 10.000 - 15.000 tấn.

Còn tại Brazil, vụ mùa thứ hai trong năm sẽ bắt đầu vào cuối tháng 8 / đầu tháng 9 nhưng dự báo sản lượng xuất khẩu tối đa chỉ đạt 25.000 tấn. Tuy việc giao hàng nhanh nhưng giá bán lại cao hơn so với Việt Nam.

Trong khi đó, đồng Real của Brazil được giao dịch quanh mức 4,9 Real/USD vào tuần thứ tư của tháng 6, mức cao nhất kể từ tháng 6/2020.

Vì vậy, nhiều khả năng giá tiêu Brazil sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới khi đồng nội tệ có xu hướng tăng giá khá mạnh so với USD.

Do đó, với cả hai thị trường lớn là Indonesia và Brazil, lượng hồ tiêu xuất khẩu tối đa vào khoảng 50-60.000 tấn cho nửa cuối năm 2021. Vì vậy, khả năng nhập khẩu để tái sản xuất và xuất khẩu là không khả thi đối Việt Nam hiện nay.

Các nhà xuất khẩu, chế biến, kinh doanh của Việt Nam sẽ phải tập trung vào việc mua nguyên liệu thô trong nước để xuất khẩu.

Nguồn: Giá tiêu hôm nay 1/7: Thế giới tăng, cao nhất 76.500đ/kg; nguồn hàng tại Việt Nam đang rất khan hiếm, dự báo giá còn tăng

Hoàng Nam

baoquocte.vn