Giá vàng hôm nay 10/4/2022: Rủi ro gia tăng, 100% chuyên gia nhận định giá vàng chỉ tăng không giảm

09:12 | 10/04/2022

|
Trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng trong bối cảnh thị trường tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi với dự báo các nền kinh tế có thể rơi vào trạng thái suy thoái, giá vàng hôm nay ghi nhận kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng mạnh trong tuần tới khi nhu cầu tài sản trú ẩn tăng cao.
Giá vàng hôm nay 9/4/2022 tăng vọt trước lo ngại lạm phátGiá vàng hôm nay 9/4/2022 tăng vọt trước lo ngại lạm phát
Giá vàng hôm nay 8/4 tăng mạnh trước cảnh báo suy thoái kinh tếGiá vàng hôm nay 8/4 tăng mạnh trước cảnh báo suy thoái kinh tế

Giá vàng thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 4/4 với xu hướng tăng khi thị trường ghi nhận sự không chắc chắn về một thoả thuận hoà bình Nga-Ukraine và dấu hiệu tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Mỹ.

Giá vàng hôm nay 10/4/2022: Rủi ro gia tăng, 100% chuyên gia nhận định giá vàng chỉ tăng không giảm

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 4/4/2022, theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.923,14 USD/Ounce, trong khi đó giá vàng thế giới giao tháng 5/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.927,8 USD/Ounce.

Tâm lý rủi ro tiếp tục hỗ trợ giá vàng tăng trong phiên giao dịch sau đó, bất chấp đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm treo ở mức cao, khi thông tin về việc Mỹ và các nước đồng minh tiếp tục xem xét các biện pháp trừng phạt mới áp đặt đối với Nga. Ở chiều hướng ngược lại, Nga cũng có những động thái đáp trả quyết liệt với đối với các lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương Tây đã áp đặt với nước này.

Áp lực rủi ro còn lớn hơn khi dịch Covid-19 diễn biến tiêu cực ở Trung Quốc khi Trung Quốc vẫn theo đuổi chính sách “zero Covid-19”và thực hiện phong toả, hạn chế đi lại tại nhiều thành phố, trung tâm công nghiệp lớn khiến mối lo giá đoạn, thiếu hụt nguồn cung hàng hoá tăng cao.

Nhiều dữ liệu kinh tế được công bố cũng cho thấy dấu hiệu chững lại của nền kinh tế Mỹ. Theo Bộ Thương mại Mỹ, số đơn đặt hàng của các nhà máy nước này đã giảm 0,5% trong tháng 2 sau khi tăng 1,5% trong tháng 1. Còn theo kết quả khảo sát mới nhất của Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM), chỉ số quản lý thu mua (PMI) thể hiện hoạt động của các nhà máy ở nước này đã giảm xuống còn 57,1 vào tháng 3 từ mức 58,6 của tháng 2 và thấp hơn nhiều con số dự báo 59 được đưa ra trước đó.

Cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu và giá hàng hoá, chi phí năng lượng tăng cao được chỉ ra là nguyên nhân dẫn tới hiện trạng trên.

Sự bế tắc về trong việc tìm kiếm một thoả thuận hoà bình giữa Nga và Ukraine càng khiến tâm lý lo ngại rủi ro của nhà đầu tư gia tăng, thúc đẩy dòng tiền tìm đến các tài sản đảm bảo, trong đó kim loại quý.

Và khi cảnh bảo về tình trạng suy thoái kinh tế ở Mỹ có thể đến sớm hơn dự kiến, trong khi EU quyết định nghị quyết yêu cầu cấm vận "hoàn toàn và ngay lập tức việc nhập khẩu dầu mỏ, than đá, nhiên liệu hạt nhân và khí đốt Nga", giá vàng đã tăng vọt. Nghị quyết này cũng yêu cầu loại hoàn toàn Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và các tổ chức quốc tế.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 7/4 đã bỏ phiếu khai trừ Nga khỏi Hội đồng nhân quyền với các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Ukraine.

Ngân hàng Đức Deutsche Bank đã cảnh báo cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ đẩy nền kinh tế nước này vào một cuộc suy thoái bắt đầu từ cuối năm 2023.

Cơ sở của nhận định này là lạm phát của Mỹ đang ở mức cao 40 năm và việc Fed tăng lãi suất như vậy là không đủ để đưa lãi suất thực về mức dương.

Biên bản cuộc họp tháng 3/2022 của Fed cho thấy các nhà hoạch định chính sách của Fed đang đặt quyết tâm cao cho việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong buổi họp chính sách tới đây. Theo nhận định, đây thực sự là con dao 2 lưỡi bởi các doanh nghiệp Mỹ cũng như trên toàn cầu đang chịu áp lực chi phí năng lượng tăng cao và nhiều loại hàng hoá thiếu hụt do gián đoạn nguồn cung.

Theo giới phân tích, thế giới vẫn đang loay hoay tìm kiếm các nguồn cung năng lượng mới, đặc biệt là dầu thô, khí đốt và than đá, nhằm thay thế nguồn cung của Nga. Vậy nên, việc EU áp đặt lệnh “cấm vận hoàn toàn” đối với năng lượng của Nga tuy không có tính pháp lý bắt buộc nhưng chắc chắn nó sẽ làm trầm trọng hơn sự thiếu hụt nguồn cung năng lượng, qua đó đẩy giá năng lượng tăng cao và sẽ đẩy lạm phát tiếp tục tăng cao thời gian tới.

Chốt tuần giao dịch, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.947,30 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 5/2022 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.950,7 USD/Ounce.

Tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới, giá vàng SJC trong nước cũng được điều chỉnh tăng mạnh, vượt lên mức 69,45 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng SJC đang được niêm yết tại TP Hồ Chí Minh ở mức 68,65 – 69,45 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Tại DOJI, giá vàng niêm yết tại Hà Nội ở mức 68,60 – 69,40 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 68,65 – 69,40 triệu đồng/lượng.

Với những diễn biến trong tuần giao dịch từ ngày 4/4, giá vàng tuần tới được dự báo sẽ tiếp tục tăng khi kim loại quý đã trụ vững và có tuần leo dốc ấn tượng trước áp lực của đồng USD mạnh hơn và lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm treo ở mức cao. Tâm lý rủi ro tiếp tục được nhận định sẽ là động lực thúc đẩy giá kim loại quý tăng cao khi nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ bất ổn gia tăng.

Theo kết quả khảo sát xu hướng giá vàng hàng tuần của Kitco News, trong 16 chuyên gia phân tích Phố Wall thì có tới 10 chuyên gia, tương đương 63%, cho rằng giá vàng tuần tới tăng; 6 chuyên gia cho rằng giá vàng đi ngang; và không có ý kiến nào nhận định giá vàng giảm.

Còn với 842 phiếu khảo sát trực tuyến trên Main Street thì có tới 478 ý kiến, tương đương 57%, cho rằng giá vàng tăng; 198 phiếu, tương đương 23%, cho rằng dự báo giá vàng giảm; và 166 phiếu còn lại dự báo giá vàng đi ngang.

Nguồn: Giá vàng hôm nay 10/4/2022: Rủi ro gia tăng, 100% chuyên gia nhận định giá vàng chỉ tăng không giảm

Minh Ngọc

petrotimes.vn