Giá vàng hôm nay 13/6: Lực hỗ trợ suy yếu, giá vàng lao dốc

08:31 | 13/06/2021

|
Triển vọng phục hồi kinh tế khi nhiều nước tiến hành mở cửa trở lại nền kinh tế đã lấn át những lo ngại về lạm phát, qua đó khiến giá vàng hôm nay khép tuần giao dịch với xu hướng giảm mạnh.
Giá vàng hôm nay 11/6: Tăng dựng ngược, vượt mốc 1.900 USD và tiếp tục bùng nổGiá vàng hôm nay 11/6: Tăng dựng ngược, vượt mốc 1.900 USD và tiếp tục bùng nổ
Giá vàng hôm nay 10/6: Chịu thêm sức ép, giá vàng giảmGiá vàng hôm nay 10/6: Chịu thêm sức ép, giá vàng giảm

Giá vàng thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 7/6 với xu hướng giảm nhẹ khi giới đầu tư đặt cược vào việc FED sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 7/6, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.889,88 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 7/2021 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.891,3 USD/Ounce.

Giá vàng hôm nay 13/6: Lực hỗ trợ suy yếu, giá vàng lao dốc
Giá vàng hôm nay 13/6

Trong tháng 5, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 559.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cũng được ghi nhận giảm xuống 5,8%, thấp hơn con số 6,1% của tháng 4. Mặc dù vẫn đạt được đà tăng trưởng nhưng các dữ liệu việc làm của Mỹ trong tháng 5 đã không đạt như kỳ vọng, cho thấy chặng đường phục hồi phía trước còn rất nhiều chông gai.

Với việc lạm phát Mỹ tiếp tục có dấu hiệu gia tăng, dữ hiệu việc làm không được như kỳ vọng, giới đầu tư tin rằng FED sẽ dừng xem xét điều chỉnh lại chính sách tiền tệ nới lỏng, trong đó có việc thu mua 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng. Nhận định này cũng khiến đồng USD Mỹ tiếp tục suy yếu.

Chính những nhân tố này đã hỗ trợ giá vàng ngày 8/6 bật tăng mạnh, vượt lên mức 1.899,02 USD/Ounce.

Nhưng cũng ngay trong phiên giao dịch sau đó, khi hiệu ứng tâm lý về vấn đề lạm phát, tăng trưởng kinh tế… tạm lắng, vàng bị bán mạnh trên thị trường, giá vàng ngày 9/6 đã quay đầu giảm mạnh.

Những tín hiệu tích cực mới từ Trung Quốc cũng góp phần làm gia tăng triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu, qua đó kích thích dòng tiền chảy mạnh vào các tài sản rủi ro thay vì các tài sản đảm bảo, ít có khả năng sinh lời như vàng, cũng khiến giá vàng đi xuống.

Cụ thể, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng 51,1% so với cùng kỳ 2020 và là mức cao nhất kể từ tháng 1/2011, trong khi đó, xuất khẩu được ghi nhận ở mức 27,9%.

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 10/6, giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.888,81 USD/Ounce, trong khi giá vàng thế giới giao tháng 7/2021 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.889,4 USD/Ounce.

Và cũng ngày trong phiên giao dịch sau đó, khi dữ liệu về lạm phát của Mỹ trong tháng 5 được công bố, giá vàng đã bật tăng mạnh khi giới đầu tư lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ sớm đưa ra quyết định điều chỉnh chính sách nới lỏng tiền tệ hiện nay sau thông tin về lạm phát được công bố. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 5/2021 đã tăng 0,5%, cao hơn mức dự tính 0,5% được đưa ra trước đó. Và nếu so với cùng kỳ 2020, CPI của Mỹ đã tăng tới 5%, cao hơn mức tăng 4,7% tính đến hết tháng 4. Đây cũng được ghi nhận là mức tăng lớn nhất của Mỹ kể từ năm 2008. Giá vàng giao ngay ghi nhận vào đầu giờ sáng 11/6 đứng ở mức 1.898,78 USD/Ounce, còn giá vàng thế giới giao tháng 7/2021 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.900,3 USD/Ounce.

Lạm phát tăng cao nhưng theo nhiều nhận định nó vẫn có nguy cơ bùng nổ trong những tháng tới khi nền kinh tế của Mỹ mở cửa hoàn toàn và các chương trình hỗ trợ, kích thích kinh tế được triển khai.

Tuy nhiên, khép tuần giao dịch, khi các dữ liệu tăng trưởng kinh tế được củng cố, còn các yếu tố rủi ro như lạm phát, dịch bệnh lắng xuống, giá vàng đã quay đầu giảm mạnh.

Khép tuần giao dịch, giá vàng ngày 13/6 ghi nhận giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.877,82 USD/Ounce, giá vàng thế giới giao tháng 8/2021 ghi nhận trên sàn Comex thuộc New York Mercantile Exchanghe ở mức 1.877,8 USD/Ounce.

Tại thị trường trong nước, theo diễn biến của giá vàng thế giới nhưng với biên độ hẹp hơn, giá vàng SJC trong nước tuần qua cũng có xu hướng giảm nhẹ.

Khép tuần giao dịch, giá vàng hôm nay ghi nhận giá vàng 9999 niêm yết tại TP Hồ Chí Minh đứng ở mức 56,70 – 57,30 triệu đồng/lượng (mua vào/bán ra). Trong khi đó, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết tại Hà Nội ở mức 56,70 – 57,25 triệu đồng/lượng. Còn tại Phú Quý SJC, giá vàng 9999 được niêm yết tại Hà Nội ở mức 56,75 – 57,55 triệu đồng/lượng. Và tại Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC được niêm yết ở mức 56,76 – 57,23 triệu đồng/lượng.

Với những diễn biến như trên, giá vàng thế giới được nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn trong tuần giao dịch từ ngày 14/6 khi theo kết quả cuộc khảo sát của Kitco xu hướng của giá vàng đã có sự phân hoá mạnh.

Cụ thể, theo kết quả khảo sát của Kitco, với 15 nhà phân tích tham gia khảo sát thì số ý kiến nhận định giá vàng tăng, giảm và đi ngang là như nhau, mỗi xu hướng nhận được 5 phiếu.

Còn với 1.056 phiếu khảo sát trực tuyến của Main Street thì có 695 ý kiến cho rằng giá vàng tăng, 181 ý kiến cho rằng giá vàng giảm và 180 ý kiến cho rằng giá vàng đi ngang.

Nguồn: Giá vàng hôm nay 13/6: Lực hỗ trợ suy yếu, giá vàng lao dốc

Minh Ngọc

petrotimes.vn